Apr24-w1

Các bài viết sưu tầm: Apr 05, 2024

bieu-tinh-chong-china-bbc

Biểu Tình

Người biểu tình tụ tập tại trung tâm Hà Nội hôm 19/1 để kỷ niệm 43 năm trận hải chiến Hoàng Sa. © Ảnh Hoàng-Đình-Nam/AFP?Getty (BBC)

© Cung Trầm (Sưu Tầm)

Nguồn: © TPH Vinhlong (13/07/2016)

Đoàn biểu tình bị hốt về đồn, tên công an hỏi cô gái trẻ:

– Ai xúi giục cô đi biểu tình?
– Em có đi biểu tình đâu!
– Đi trong đoàn người biểu tình mà chối là không biểu tình à?
– Anh nghĩ đi trong đoàn người biểu tình là biểu tình à…?
– Thế cô đi chung với những người đó làm gì?
– Em đi xem…
– Xem cái gì, biểu tình có gì mà xem?
– Em không xem người biểu tình!
– Nè cô, cô giỡn mặt với tôi hả? Cô không xem người biểu tình thì xem cái gì?
– Em đi xem bọn thế lực thù địch nào phát tiền cho người biểu tình!
– Thế cô có thấy ai phát tiền không?
– Tiên sư cha cái bọn mọi rợ, rừng rú nào đó tung tin vịt anh ạ, Em đi cả hàng chục lần rồi mà chẳng thấy ai phát tiền cả!
– Này cô…!?

Apr24-1

Tóc Trắng

© Tiểu Tử.

Nguồn: © Người Phương Nam Blog (10/07/2016)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © HVCSQG VNCH.

Ông Hai vừa mở mắt thức giấc đã nghiêng đầu nhìn cái đồng hồ reo nằm trên bàn cạnh đầu giường. Đồng hồ quartz loại nhảy số. Ông nheo mắt đọc: “Chín giờ hai mươi”. Rồi nằm ngay ngắn lại, càu nhàu: “Đồng hồ gì mà không có một cây kim, không có một tiếng tích-tắc. Chẳng biết đâu mà rờ!”. Ông nhớ lại hồi còn ở bên nhà, ông cũng có một cái đồng hồ reo đặt ở cạnh đầu nằm. Nó lớn bằng bốn cái đồng hồ điện tử “mắc dịch” này. Nó hiệu Jaz, ông còn nhớ rõ. Nước xi bóng loáng, mặt dạ quang, “ban đêm thấy rõ như ban ngày”! Và khi nó reo thì… “hàng xóm còn nghe chớ đừng nói chi người nằm ngủ kế bên”. Như vậy mới gọi là đồng hồ báo thức. Chớ phải đâu như cái đồng hồ điện tử này, nó reo “bíp bíp, bíp bíp” nhỏ rí như sợ người ta nghe! Ngoài ra, cái đồng hồ reo của ông, không cần nhìn cũng biết nó đang chạy, bởi vì chỉ cần nghe tiếng “cộc cộc, cộc cộc” của nó là đủ. Phải công nhận là tiếng kêu của nó “có hơi lớn”, nhứt là về khuya, lúc thanh vắng, nghe giống như tiếng gõ mõ nhịp đôi…

Đọc tiếp

Thân mời đọc thêm các bài viết của nhà văn Tiểu Tử:

Con Số 3
Bài Ca Vọng Cổ
Chiếc Khăn Mù Xoa
Cơm Nguội
Vẫn Còn Cái Gốc

Apr24-2

Dân Chủ và Chủ Dân

Jean-Jacques Rousseau, “Con người sinh ra tự do, nhưng xiềng xích ở khắp mọi nơi…”

© Huỳnh Kim Quang.

Nguồn: Việt Báo (19/01/24)

illustration-img

WASHINGTON, DC – NGÀY 05 THÁNG 1: Một người phụ nữ cầm tấm biển có dòng chữ “Công lý ngày 6 tháng 1, Nền Dân Chủ Trên Đà Nguy Hiểm” trong cuộc họp báo bên ngoài Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 1 năm 2024 tại Washington, DC. Đảng Dân chủ tổ chức họp báo kỷ niệm 3 năm cuộc nổi dậy ngày 6/1 tại Điện Capitol Hoa Kỳ. (Ảnh của Alex Wong/Getty Images).

Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân.

Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân. Người dân có học thức, có lý tưởng, có sáng tạo, chăm chỉ làm việc và phục vụ xã hội và quốc gia thì sẽ làm cho đất nước văn minh, tiến bộ và thịnh vượng, còn ngược lại thì đất nước suy tàn, lạc hậu… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ).

    ❖ Nền dân chủ Mỹ đứng trước bờ vực sụp đổ? (HKQ)

    ❖ 20 năm sau ngày 11/09; Ký ức đổi thay và thơ

Leave a comment