Tư Tưởng và Cách Mạng (P4)

C. Yếu tố siêu nhiên hay tôn giáo
Khi xã hội hỗn loạn, và người dân tuyệt vọng và sẵn sàng chụp lấy bất kỳ cơ hội nào xảy đến. Tại các nước nhược tiểu, kinh tế suy thoái và dân trí thấp kém tạo cơ hội cho các thế lực, tổ chức dựa vào yếu tố huyền bí, siêu nhiên, tôn giáo để khuấy động xã hội.
Tôn giáo là sức mạnh vượt khuôn khổ quốc gia, dân tộc và để đưa tới sự cuồng tín, bạo động. Do đó giới lãnh đạo CM phải chuẩn bị đối phó. Vậy thì tư tưởng CM sẽ giải quyết ra sao về tranh chấp tôn giáo (với tôn giáo khác hay với chính quyền).
Tôn giáo có thể đem lại sự hòa thuận giữa các dân tộc nhưng cũng có thể dẫn tới chiến tranh tôn giáo mà chính quyền không thể ngăn chận được vì một dân tộc có cùng lịch sử, văn hóa vẫn có thể gặp dẫn tới chiến tranh và lan tràn sang quốc gia khác.

III. Quá khứ chính trị VN vs tương lai chính trị VN
Là những người mở đường cho cuộc CM tại VN thì phải có tầm nhìn về quá khứ cũng như tương lai của VN. Vậy thì tư tưởng (lý thuyết) nào sẽ giúp khai mở (giải quyết các bế tắc của quá khứ cũng như tương lai). Nếu lý thuyết có mà lãnh đạo không thông suốt hay ngược lại lãnh đạo có mà không tìm ra lý thuyết tương xứng sẽ không giải quyết được các vấn nạn của cuộc CM.
Phải nhận định đúng về quá khứ thì may ra mới có hy vọng cho tương lai. Vì lý thuyết chỉ là khung sườn (mở) chứ không thể là chi tiết (đóng) cho nên phải có lý luận để phân biệt, đánh giá cao-thấp trong hành động.

IV. Nhân sự và tổ chức

Người và Việc (hay là Lý và Sự: con người và xã hội)

Vậy một trong những điều kiện của căn bản tư tưởng là anh/chị (người đi làm CM) phải nhìn ra:

(1) Nhận diện người:
Ai là kẻ treo đầu dê bán thịt chó? [Nói một đàng, làm một nẻo, lươn lẹo để qua đường, láu cá vặt; không hẳn là phản bội, vẫn cố gắng “tử tế” nhưng đã mất gốc]
Ai là kẻ mượn đầu heo nấu cháo? [Đây là loại “hòa hợp, hòa giải”, xong việc cần thiết là có thể “bẻ ná, quên nơm”]
Ai là kẻ xài bạc giả? [Đây là loại nguy hiểm nhất, có thể trở mặt vào phút chót hay thời điểm quan trọng. Khó phát hiện nếu là “ngụy quân tử”]. Nhận diện người không thể một sớm một chiều bởi có những người giấu rất giỏi. Chỉ khi tương tác thì mới thấy được con người thật của họ. Và khi phát hiện con người thật thì phản ứng anh/chị ra sao? Tiếp tục làm việc bởi thiếu người hay sẵn sàng loại bỏ và vạch mặt chỉ tên khi cần thiết?
(2) Nhận diện tư tưởng: lý thuyết CM
(a) phản CM, phản nhân sinh.
(b) chỉ ước vọng (wishful thinking) hay khẩu hiệu (slogan)
(c) chắp vá, vay mượn từ các lý thuyết, triết học khác.
(d) có tư tưởng nhưng không thấm nhuần tư tưởng để đem vào thực tế; hoặc không hiểu nhưng vẫn thực hiện sơn đông mãi võ nhằm mục đích gây chú ý từ số đông.
(3) Nhận diện lý thuyết và hành động:
-lý luận thiếu cơ sở, nguồn gốc, hệ thống, mạch lạc….
-Từ con người, đi đến dân tộc, nhân loại.
-Quan niệm về xã hội: đời sống là kinh tế (tư bản) hay hòa bình (xã hội).
-Biện chứng pháp: phương pháp lý luận khi có biến cố (sự kiện) xảy ra & tìm cách giải quyết.

V.Tiến trình thành hình tư tưởng CM: lý thuyết đến hành động

Lý thuyết có trở ngại là “chung” (đã có sẵn từ lâu) hay “riêng” (người soạn ra vẫn còn sống). Nếu là chung thì ai muốn thay đổi cũng được. Nếu là riêng thì tác giả đòi bản quyền (tham dự) hoặc thay đổi tùy tiện theo ý muốn của tác giả.
Lý thuyết (tinh thần) và hành động (vật chất) mà không thống nhất (hợp nhất) là mất gốc. CM thực sự phải có gốc (căn nguyên) với Tinh thần gốc, Hành động gốc, Lực lượng gốc dựa trên Sinh mệnh gốc.

Lý thuyết giúp lực lượng CM đi từ yếu đến mạnh, từ bóng tối đến hoạt động công khai. Muốn khai triển tư tưởng CM phải có sự tham dự của quần chúng và tiến trình nâng cao trình độ quần chúng là trách nhiệm của lực lượng CM. Nếu không thực hiện được thì cho dù nắm chính quyền thì cuộc CM cũng coi như thất bại.
Không phải bất cứ điều kiện nào từ lý thuyết đưa vào hành động đều là thành công. Phải có thất bại thì mới nhìn ra yếu điểm để cải thiện nhưng mục đích của CM sẽ không thay đổi. Nếu lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện cũng phá hoại CM.
Người ta thường nói “tri hành hợp nhất” nhưng vì “tri” đến từ nhân (con người) thì phải xét người như thế nào vì có người chọn “tri” theo sở thích, dục vọng chứ không vì nhân bản.

VI: Ưu và nhược điểm của Việt Nam trong sự cạnh tranh quốc tế (Địa lý & Chính Trị)
-Nếu tư tưởng CM (của VN) không giải quyết được xung đột quốc tế?
-VN sẽ có thái độ (chính sách nào) với xung đột quốc tế, vùng?
-Chính sách Chiến vs Hòa?
-VN sẽ đối xử với các thế lực quốc tế, với lân bang như thế nào?
-VN sẽ trở thành đế quốc (nếu hùng mạnh)?

VII: Mô Hình Xây Dựng Việt Nam
-Nếu tư tưởng CM không chỉ đạo được hướng đi tương lai trong một thế giới chuyển tiếp thì lấy gì làm căn bản Xây Dựng Việt Nam nếu không dự đoán được thế giới sẽ ra sao?
– Những gì cần thiết để chuẩn bị cho một VN sau thời cộng sản. Hải ngoại và quốc nội sẽ phải làm gì để có thể bắt tay với nhau chứ không thể một dân tộc có 2 nhánh trong và ngoài nước mà không thể hợp tác với nhau.
-Khởi đi từ Hiến Pháp, VN sẽ là tư bản hay xã hội?
-VN tương lai dựa vào thế hệ trẻ, họ sẽ được huấn luyện, giáo dục, chỉ đạo như thế nào hay nhờ may rủi?
-VN sẽ giải quyết vấn đề địa lý và chủng tộc như thế nào (Chàm, Thượng, Chân Lạp…)

VIII: Kế hoạch và chương trình trong giai đoạn chuyển tiếp (quá xa vời, từng bước phát triển sao cho hợp lý).
Xây dựng căn nhà VN cần có những viên gạch nền tảng để tránh “dã tràng xe cát biển Đông”. Vậy đâu là những viên gạch cần thiết?

IX: Kiến tạo Việt Nam
-Nếu tư tưởng CM không hoàn thiện, xuyên suốt thì không có nhân sự. Không có người và tinh thần CM, mục đích kiến tạo là gì?
-Căn bản đời sống xã hội là kinh tế. VN sẽ theo kinh tế thị trường (tư bản) hay xã hội chủ nghĩa (Bắc Âu) hay bình sản kinh tế (Lý đông A)?

Trần Công Lân
Tháng 12 năm 2021 (Việt Lịch 4900)

 

Bình luận về bài viết này