Làm theo lời Bác

Những lời dạy của Bác về đạo đức

Shortlink: http://wp.me/p8gtr-Yr

Tự mình phải:

dd_hcmCần kiệm.

Hoà mà không tư.

Cả quyết sửa lỗi mình.

Cẩn thận mà không nhút nhát.

Hay hỏi.

Nhẫn nại (chịu khó).

Hay nghiên cứu, xem xét.

Vị công vong tư.

Không hiếu danh, không kiêu ngạo.

Nói thì phải làm.

Giữ chủ nghĩa cho vững.

Hy sinh.

Ít lòng tham muốn về vật chất.

Bí mật.


Đối với người phải:

Với từng người thì khoan thứ.

Với đoàn thể thì nghiêm.

Có lòng bày vẽ cho người.

Trực mà không táo bạo.

Hay xem xét người.

Làm việc phải:

Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.

Quyết đoán.

Dũng cảm.

Phục tùng đoàn thể.

– Đường cách mệnh, 1927.

– Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 2, tr. 260.

Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi.

Trả lời các nhà báo nước ngoài, 21-1-1946, t. 4, tr. 161.

Những lỗi lầm chính là:

1. Trái phép

2. Cậy thế

3. Hủ hoá

4. Tư túng

5. Chia rẽ…

6. Kiêu ngạo…

Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm, thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa.

Thư gửi Ủy  ban nhân dân các kỳ tỉnh, huyện và làng, 17-10-1945, t. 4, tr. 57, 58.

1- Mình đối với mình : Đừng tự  mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.

2- Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị…

Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hoá, 20-2-1947, t. 5, tr. 54.

… Chúng ta phải kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm sau đây:

a. Địa phương chủ nghĩa…

b. Óc bè phái…

c. Óc quân phiệt, quan liêu…

d. Óc hẹp hòi…

e. Ham chuộng hình thức…

f. Làm việc lối bàn giấy…

g. Vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm…

h. Ích kỷ, hủ hoá…

– Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, 1-3-1947, t. 5, tr. 71 – 74.

Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi, v.v.., mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó.

Chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi với nhau.

Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, t. 5, tr. 238, 239, 299.

Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

– Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, t. 5, tr. 252-253.

Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.

Dân tộc ta đang kháng chiến và kiến quốc, đang xây dựng một Đời sống mới trong nước Việt Nam mới. Chẳng những chúng ta phải cần, kiệm, chúng ta còn phải thực hành chữ Liêm.

Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949, t. 5, tr. 642.

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Thiếu một mùa, thì không thành trời.

Thiếu một phương, thì không thành đất

Thiếu một đức, thì không thành người.

Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949, t. 5, tr. 631.

Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ – Quan niệm: Thanh cao tự thủ không đủ. Tất cả chúng ta phụ trách trước nhân dân trong anh em phải có phê bình và tự phê bình… phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo phê bình và tự phê bình.

Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ, 11-1950. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thực thà… Có thế ta mới tiến bộ…  Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa lỗi.

– Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ,11-1950. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Cải tạo thế giới là việc to, phải trường kỳ gian khổ.

Kháng chiến để cải tạo nước nhà cũng phải trường kỳ và gian khổ. Muốn cải tạo mình, cũng phải trường kỳ và gian khổ, chứ không phải là dễ đâu.

Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được.

Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính.

Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Đế quốc bên ngoài có thể dùng súng dùng đạn để đánh được kẻ địch trong người không thể dùng lựu đạn mà ném vào được; nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lẩn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết việc phải thì kiên quyết làm.

… Có hai con đường ở thế giới, ở trong nước và ở trong mình.

Theo con đường ác thì dễ dàng, nhưng lăn xuống hố.

Theo con đường thiện thì khó nhọc, nhưng vẻ vang.

Quyết tâm là làm được.

Cái gì khó bằng làm cách mạng, bằng đánh Tây, bằng cải tạo xã hội? Thế mà ta làm được.

Cán bộ có quyết tâm thì cải tạo được mình, được nước nhà, được xã hội.

Bài nói tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá 2, 3-1953, t. 7, tr. 59, 60, 62, 63.

… Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn luôn trau dồi.

Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn, ký tên C.B.

Báo Nhân Dân, số 194, từ 13 đến 15-6-1954, t. 7, tr. 296.

Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.

Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi.

Cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường” vì nó làm hại mình mà mình không trông thấy.

Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hoá, thì phải luôn thực hiện 4 chữ mà Bác thường nói. Đó là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ  trước khi vào tiếp quản Thủ đô,

5-9-1954, t. 7, tr. 346, 347.

… Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.

Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được.

Bài nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói, 13-6-1955, t.7, tr. 572.

… Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư, tự lợi.

Bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam,

2-11-1956. – T. 8, tr. 263.

… Chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ nghĩa tập thể, và chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá nhân nhất định phải tiêu diệt.

Đạo đức cách mạng, 12-1958, t. 9, tr. 282.

About 2Bo02B

Nguyễn Vũ Thụ Nhân (Mr) Lecturer Physics Department. HCMC University of Pedagogy

Thảo luận

Không có bình luận

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…