ANH-HÙNG ĐÔNG-A, GƯƠM THIÊNG HÀM TỬ (Q.V: Hồi 96)

Hồi thứ chín mươi sáu

Đạo binh Hàm tử

Khi triều đình mới phong tước cho Quốc Toản,bộ Công đã dùng tiền thuế của bốn xã xây dinh Hoài Văn, cùng mua sắm bàn ghế, giường chiếu, nhưng chưa có người phục dịch. Bây giờ mới nhận ấp, hầu đã có ba tỳ nữ xinh đẹp. Tuyên cao thái phi sai người về phủ Vũ Uy đem lên mã phu,người làm vườn, giasúc như lừa, ngựa, chó, mèo, gà, vịt; đồ dùng như bát, đĩa, nồi, dao, thớt. Nên không đầy ba ngày dinh Hoài Văn đã có đầy đủ thứ cần dùng.

Các đại tư hướng dẫn Quốc Toản, Quốc Kiện, Hoàng Phương, Bích Phương, Hồng Phương đi một vòng bốn xã, quan sát đời sống của dân chúng. Trong bốn xã đều có trường dạy văn. Thầy đồ do bộ Lễ tuyển chọn . Trở về dinh, hầu hài lòng khi thấy giảng võ đường rất rộng, có thể huấn luyện một lúc hơn hai trăm người. Tuyên cao thái phi ban chỉ :

– Trong hoàng tộc, mỗi hầu tước đều có một người quản dinh trông coi chư sự. Mỗi dinh đều có chức phủ khố cai quản tài vật, mua sắm thực vật. Lại có bộc phụ trông coi việc nấu nướng, và ít nhất vài chục tỳ nữ, vài trăm thân binh. Hiện cháu chưa đủ người, vậy bà tạm cử Hoàng Phương làm quản dinh. Bích phương coi phủ khố. Hồng Phương giữ chức bộc phụ. Còn mã phu, với người làm vườnbà đã mang từ phủ Vũ Uy về. Bà sẽ tuyển cho con một số tỳ nữ.

– Thưa bà ba cô Phương đủ rồi! Cháu không cần nhiều tỳ nữ, nuôi nhiều tỳ nữ, tốn tiền của dân.

Thái phi tát yêu cháu:

– Cháu tôi có lòng nhân, yêu dân, giống ông nội quá!

Bà nhắc nhở Quốc Toản:

– Hồi con mới sinh, bố mẹ con đã đính ước truyện trăm năm với con gái cô Thanh Nga và chú Ngột A Đa. Bây giờ cô chú ấy đang ở Đại lý. Đợi con lớn lên, bà sẽ saingười lên Đại lý xin cưới con gái cô Thanh Nga về cho con.

Thế rồi Phi họp ba nàng, giảng giải những việc phải làm.

Ngay chiều hôm đó Quốc Toản bàn việc dạy võ cho thiếu niên Hàm tử. Kiện đề nghị:

– Tước của anh là hầu, trong vùng Hàm tử này dân cư đông đúc. Triều đình đã thiết lập 4ù trường dậy văn. Như vậy em cho là chưa đủ.

– Theo em!?!?!?

– Anh cần đưa ra lệnh cưỡng bách giao dục. Trường mở rộng, trẻ con bất kể nam, nữ từ 5 đến 15 tuổi phải cho đi học. Đối với gia đình nghèo, thì anh trợ cấp để họ có thể cho con em đến trường. Đối với những trẻ quá nhỏ chưa học chữ thì nên mở trường, tuyển phụ nữ trẻ, có học, có sức khỏe trông coi chúng. Như vậy các bà mẹ có thời giờ lo việc đồng áng. (1)

Tuyên cao thái phi khen:

– Ý kiến của Quốc Kiện đáng khen. Phải đấy, hiện một nửa nhân lực là phụ nữ. Thế mà phải trông coi con, thực uổng phí. Vậy ta lập trường nuôi dạy thu nhận trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi, mượn thầy đồ, mượn bảo mẫu trông coi, dạy dỗ chúng.

Hoàng Phương góp ý:

– Buổi sáng, các bà mẹ đem con đến trường, chiều đón về. Chúng còn nhỏ, chưa có trí khôn thì bảo mẫu trông coi. Buổi trưa cho chúng ăn. Chúng dơ bẩn thì tắm rửa cho chúng. Khi chúng có trí khôn thì dậy chữ.

Quốc Toản cực kỳ vui vẻ:

– Hay! Ý kiến em hay. Chiều nayanh sẽ đến từng xã họp dân, ban bố chính sách giáo dục. Anh lại có ý kiến là mình xây thêm trường dạy nghề: dạy canh nông, dạy đánh nuôi cá, dậy nghề thợ rèn, thợ mộc, thợ nề.

Thế là Quốc Toản cho xuất tiền xây trường, tuyển thầy đồ, bảo mẫu. Tin này loan ra, dân chúng mừng chi siết kể.

Khi Quốc Toản họp các chức sắc gồm đại tư, câu đương, chánh ty, học lễ bàn về lập trường dạy nghề. Họ hân hoan vô cùng. Hầu tiếp:

– Tôi sẽ xây bốn giảng võ đường, mười trường trẻ thơ. Bất kể nam nữ mỗi chiều phải học võ, học binh bị, để họ có thể tự vệ cho thân mình, cho gia đình, cho trang ấp. Mình tổ chức họ thành đội ngũ, cắt cử người chỉ huy. Khi hữu sự họ có thể chống ngoại xâm. Nhưng các vị cần nghiên cứu kỹ, học vào lúc nào, mùa nào để không làm cản trở mùa màng.

Quốc Kiện góp ý:

– Các vị vương hầu khác thu thuế, thu tô của dân để làm giầu, để đài thọ chi tiêu cho thân binh, người hầu, cho gia quyến. Đây anh không chịu dùng thân binh, người hầu thì chỉ có ba cô Phương, với hai đầu bếp, một người làm vườn. Bao nhiêu tiền thu tô anh dùng để mở trường dậy học, lập trạm y tế. Em có đề nghị: nam nữ trong những ngày luyện tập binh bị được nuôi ăn, cho ở trong trường. Nghĩa là mình lập thành một đội binh Hàm tử.

– Mình có được phép không?

– Anh mới về nước nên không biết quân luật. Em nói cho anh nghe, thời đức Thái tông, người ban chỉ cho vương, hầu, công chúa, phò mã được quyền tuyển mộ, thành lập các đội quân riêng để tự giữ trang ấp, để chống ngoại xâm. Vậy chúng ta hãy theo Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư tổ chức đội Hàm tử. Anh đã biết tổ chức quân Mông cổ, quân Nãi man, quân Bắc liêu, quân Tống. Anh thu thái kinh nghiệm, tổ chức đội Hàm tử sao cho hợp với chiến trường Đại việt.

Quốc Toản nói với chức sắc:

– Các vị giúp tôi tổ chức đội Hàm tử. Nhưng làm gì thì làm, tôi phải giữ căn bản của ông nội tôi là đức Thái tông là tuyệt đối không tăng thuế. Tăng thuế thì không khác gì cắt thịt, hút máu dân. Tôi thà mặc quần đùi, nhịn ăn chứ không tăng thuế. Nếu trong ấp Hàm tử có một người phải nhịn đói thì tôi là đứa cháu bất hiếu của đức Thái tông.

Các chức sắc đều cảm động về tình yêu dân của vị hầu tước trẻ. Buổi họp dứt.

Vào một buổi chiều, hoàng nam gác cổng báo:

– Thưa quân hầu, có một vị lão trượng, và một trung niên phụ nhân xin cầu kiến.

– Họ có xưng tên không?

– Lão trượng xưng là Trần Tử An. Phụ nữ xưng là Vũ Nguyệt Hương.

– À! Trung Thành vương với Hồng Liên đây! Tôi từng sống với Trung Thành vương, với cô Hồng Liên tại Trường sa một thời gian dài.

Quốc Toản dẫn Quốc Kiện và ba nàng Phương, y phục chỉnh tề ra đón.

Vừa trông thấy khách hầu reo:

– Ông nội! Cô cô.

Không kiềm chế được, hầu ôm lấy Hồng Liên:

– Từ hôm con bị bắt cóc thoáng một cái đã ba năm. Bây giờ con mới được gặp ông nội, được gặp cô.

Hầu cung cung kính kính mời khách vào dinh.

Trung Thành vương nhìn Quốc Toản từ đầu đến chân:

– Ôi cháu lớn mau quá.

Hồng Liên vuốt tóc hầu:

– Từ hôm Trung Thành vương với cô về Đại việt. Triều đình nghị công, phong cho Trung Thành vương tước: Thái sư, Trung Thành vương. Lại ban cho mỹ tự Thượng phụ. Còn cô thì được tôn là Ôn từ thánh mẫu.

Trung Thành vương hỏi han chi tiết về tổ chức ấp Hàm tử. Quốc Kiện nói:

– Bây giờ ông già rồi! Tuổi của ông là tuổi trời cho. Hài nhi nghĩ, ông nên đem tất cả hiểu biết truyền cho con cháu. Vì một mai ông qua đời thì kiến thức cũng chết theo. Xin ông ở lại đây, dậy dỗ cho anh Quốc Toản với cháu.

– Ông rất vui lòng. Còn Hồng Liên?

Hồng Liên cười tươi như thời niên thiếu:

– Cô là con gái của ông. Cô cũng ở lại hầu hạ ông chứ.

Quốc Toản vui không bút nao tả xiết:

–Từ hôm nhận ấp phong. Con cứ lo ngay ngáy rằng tuổi còn trẻ, có thể có sơ xuất. Bây giờ con có cây đại thụ là ông nội, có mái nhà che nắng, che mưa là mẹ Hồng Liên.

Hầu nói với ba nàng Phương:

– Để thêm thân mật, từ nay chúng ta gọi Trung Thành vương là ông nội. Gọi cô Hồng Liên là mẹ. Ông là ông nội chung của Hàm tử. Mẹ Hồng Liên là mẹ của Hàm tử.

Thế là Trung Thành vương trực tiếp huấn luyện cho đạo binh Hàm tử. Đạo binh gồm 800 nam, 800 nữ. Đạo binh được trang bị như một đội Thiết đột cảm tử của Thiên tử binh. Trước đây vùng Hàm tử có một Vệ bộ binh tuần phòng, giữ an ninh. Bây giờ Quốc Toản trả về Binh bộ.

Một hôm Hồng Liêngọi Quốc Toản nói nhỏ:

– Cô có tin mừng cho con.

–???

– Sau khi rời Trường sa đi Đại đô, bố mẹ con được Hốt Tất Liệt thân ra cổng thành đón. Hốt Tất Liệt ban cho bố mẹ con được đeo kiếm vào chầu, khi tâu không phải xưng tên. Bố con được phong tước đại vương, được trao cho tổng trấn vùng Tây hạ, Đại uyển, Hoa thích tử mô. Mẹ con được trao cho Tổng lĩnh binh đoàn Tây Nam.

– Thế còn cô Hồng Nga?

– Cô Hồng Nga với các con được đưa về Kinh bắc sống với bố mẹ. Bốn đứa con của cố ấy nói tiếng Việt giỏi lắm rồi. Tháng trước A Truật được phong vương, nên cho người đón cô Hồng Nga với các con sang Nguyên rồi.

Ngay từ khi về ấp, bàn về việc học võ, hầu hỏi Quốc Kiện:

– Thượng hoàng muốn anh dạy võ cho em. Vậy em đã học được những võ công gì ?

Quốc Kiện trình bầy : chỉ mới học được phần nội côngĐông a nhập môn với mấy bài quyền sơ đẳng. Quốc Toản giảng :

– Chúng mình là con cháu họ Trần, phải học võ công Đông a cho tinh, rồimới học những võ công khác.

Hầu lấy thẻ đồng chép võ công Đông a ra đọc lại một lượt rồi giảng chi tiết phép luyện nội công Đông a, cùng bộ Đông a chưởng pháp cho Quốc Kiện. Bấy giờ Quốc Kiện mới khám phá ra ông chú Trần Văn Lộng chưa dậy cho mình gì cả. Được chân truyền, Quốc Kiện học rất mau. Chỉ trong một tháng Kiện đã luyện xong bộ Đông a chưởng pháp. Quốc Toản dạy sang bộ võ công trấn môn Cương la thập bát thức. Quốc Toản dạy tất cả võ công Đông a cho Kiện. Gặp minh sư, anh em thương yêu nhau, Kiện luyện ngày, luyện đêm. Nên chỉ một thời gian ngắn, bản lĩnh của Kiện đã cao thâm như những đại cao thủ trong giòng họ Đông a.

Ba nàng Phương, xin học võ, hầu cũng dạy luôn với Quốc Kiện.

Suốt thời gian đó, khi hai thiếu niên đi đâu cũng mang ba nàng Phương theo. Họ trở thành Hàm tử Ngũ nhân. Còn Trung Thành vương, bãn tính ông xuề xòa, dễ dãi, dân chúng coi ông như một ông phúc. Bất cứ ai phạm tội gì, ông cũng bảo Chánh ty trao cho ông, ông dậy dỗ rồi tha tội luôn. Cho đến một hôm, có mật sứ của thượng hoàng ban chỉ cho Quốc Kiện, Quốc Toản :

“ Kỳ này Quế Linh hẹn với tên Huyền âm ởĐông hoa môn tự. Vậy Quốc Toản, Quốc Kiện âm thầm phục tại chùa cầu Đông, rồi theo dõi y. Sẽ có người giúp”.

Quốc Toản than:

– Từ hôm ấy đến giờ trải hơn 2 tháng, Quế Linh đã 2 lần hội ngộ trao tin tức cho tên Huyền âm. Không biết chú Quang Khải đã theo dõi y đến đâu rồi, mà lần này lại sai 2 đứa chúng mình? Hôm nay mới là ngày mùng hai. Còn 14 ngày nữa mới tới kỳ hành sự bắt bọn Huyền âm. Không vội.

Nghĩđến phải đôi phó với Huyền âm chưởng. Quốc Toản lo nghĩ không ít:

– Huyền âm chưởng độc hại vô cùng. Chỉ cần chạm vảo tay đối thủ là độc tốnhập cơ thể. Không có thuốc gì trị được.

Chợt nhớ tới bộ Lĩnh Nam vũ kinh, trong đó có chép bí quyết luyện Huyền âm độc chưởng. Cùng phương thuốc giải. Quốc Toản lấy cái thẻ đồng chép về Huyền âm độc chưởng ra đọc. Tò mò hầu vận công luyện thử. Vì đã luyện nội công Âm nhu và Vô ngã tướng thiền công, nội công hầu cực kỳ cao thâm, nên chỉ không đầy ba khắc, hầu đã luyện được phần thứ nhất. Thấy dễ dàng, hầu luyện sang phần thứ nhì là dùng nội công hút độc tố chữa độc cho người. Cũng không khó. Hầu đọc yếu quyết:

“ Phải có 5 độc vật là rắn, rết, tằm độc, bò cạp, nhện độc. Dùng mỗi loại 100 con, vận công hút hết nọc độc của chúng. Nếu không có độc vật thì phải dùng phương thuốc như sau:

Hoa thủy trùng 1 lượng.
Hắc chi ma 2 tiền.
Qui vĩ 2 tiền.
Xuyên liên 8 phân.
Hòang bách 1 tiền.
Kinh giới 3 tền.
Trắc bách 1 lượng.
Dương khởi thạch 2 tiền.
Thiết sa 4 tiền.
Phòng phong 3 tiền.
Ban thích trùng 5 lượng.
Ngân hoa 2 tiền.
Bạch tật lê 3 tiền.
Thạch cao 8 lượng.
Bạch truật 2 tiền.
Bạch tín 1 tiền.
Hồng nương tử 5 tiền.
Ngô công 2 con.
Can khương 1 lượng.
Não sa 5 tiền.
Hồng hoa 1 tiền.
Nguyên sâm 5 phân.
Bắc tế tân 3 tiền.
Bạch tân bì 3 tiền.
Đinh thí trùng. 5 tiền.
Tiểu nha qui 2 tiền.
Chỉ thiên tiêu. 8 lượng.

Tổng cộng 28 vị. Nấu với 20 bát nước, còn 10 bát thì ngâm tay vào hút lấy ».

Hầu viết đơn thuốc, rồi gọi mã phu :

– Anh ra phố chợ cắt cho tôi 10 phương thuốc này.

Nhưng mã phu đi một lát, trở lại trình :

– Phố chợ có 3 hiệu thuốc, nhưng không hiệu nào có đủ những vị này.

– Vậy anh lấy ngựa về Thăng long, thì hy vọng có đủ.

Mã phu đi nửa ngày, trở về trao thuốc cho hầu. Anh ta nói :

– Ông chủ được phòng dặn rằng phương thuốc này cực độc. Khi sắc phải tránh xa, vì chỉ cần hít phải khói cũng hộc máu ra mà chết.

Quốc Toản dùng nồi đất lớn, đổ một gói thuốc vào, đem ba viên gạch làm đầu rau, ra sau vườn, dưới gốc cây bàng dùng củi đun. Cẩn thận, hầu dặn đầu bếp, bộc phụ không ai được tới gần. Thuốc sôi, khói bốc lên, lập tức lá bàng rụng lả tả. Đợi cho nước còn một nửa, hầu tắt củi. Nước nguội, hầu ngâm tay vào nồi, vận công hút. Không dầy một khắc, nước thuốcđang đen ngòm, hóa thành trong vắt. Biết đã thành công. Hầu đào một hố nhỏ chôn bã thuốc, rồi về.

Vào bếp, Hồng Phương đang ôm tay khóc. Quốc Toản hỏi :

– Cái gì đã làm em đau ?

– Em làm cá, bị ngạnh cá trê đâm vào đau quá.

Hầu nắm tay nàng : bàn tay đỏ hỏn. Hầu xoa bàn tay cho nàng. Chỉ ba lần, bàn tay hết sưng. Hồng Phương mừng quá:

– Cảm ơn anh đã bóp tay cho em.

Quốc Toản nghĩ thầm:

– Ta không cần vận công hút, chỉ sờ vào, mà độc cá trê đã bị hóa giải. Võ lâm hễ nghe thấy người nào luyện Huyền âm độc chưởng đều muốn tru diệt. Nhưng ta luyện loại độc tố này để cứu người thì có gì đáng khinh đâu?

Chiều hôm đó đến phiên hầu luyện võ cho thiếu niên. Vừa vào võ đường, hầu thấy một võ sinh tên Thu Nga, mặt sưng vù, nước mắt chảy dài. Hầu hỏi:

– Nga! Cái gì đã xẩy ra?

Nga khóc:

– Em cắt cỏ, chạm phải tổ ong. Ong đốt khắp người em.

Không tỵ hiềm nam nữ, hầu dùng bàn tay xoa lên mặt Nga, vận khí hút. Tay hầu xoa đến đâu, chỗ đó hết sưng. Các võ sinh xúm vào xem sư phụ trị nọc ong cho Nga.

Sau buổi học, các võ sinh kháo khắp bốn xã: bị ong đốt, sư phụ chỉ sờ vào là hết. Thế là trong bốn xã, kẻ bị rắn cắn, người bị sâu đốt đều kéo nhau đến nhờ hầu chữa. Hôm sau hầu luyện đến gói thuốc thứ nhì vừa xong, thì thầy lang trong xã Hạ đến xin hầu chữa bệnh cho một thiếu niên. Thầy lang nói:

– Thưa quân hầu. Đây là thầy đồ Tú. Thầy bị chứng Hạc tất phong. Thỉnh thoảng, khi ăn lòng gà, rau mùng tơi, rau dền thì hai bàn chân sưng đỏ lên. Tôi đã cho uống thuốc giải độc 3 ngày mà không khỏi!

Quốc Toản nắm lấy bàn chân thầy đồ Tú. Bàn chân đỏ lừ. Chỉ sờ vào mà Tú đã rên hừ hừ. Hầu vận khí, úp bàn tay lên mu bàn chân Tú rồi hút, không đầy một khắc bàn chân hết sưng, hết đỏ. Tú mừng chi siết kể:

– Đa tạ quân hầu.

Thế rồi hầu luyện ngày, luyện đêm. Đến ngày rằm thì xong hết 10 phương thuốc. Trong thời gian đó dân chúng bị trúng độc cá trê, ong đốt, rắn cắn xếp hàng xin hầu trị bệnh.

Nhớ đến chỉ dụ của thượng hoàng, sáng 16, Quốc Toản, Quốc Kiện nhờ Hòang Phương hóa trang cho thành hai thiếu niên Phật tử, đi lễ chùa. Quốc Toản hỏi gốc tích ngôi chùa. Quốc Kiện giảng:

– Chùa Cầu Đông được kiến tạo niên hiệu Thuận Thiên thứ 10 đời vua Lý Thái Tổ (1019), do bà Lập nguyên hoàng hậu bỏ tiền ra xây. Chùa có tên Đông Hoa Môn Tự.

Sử chép, khi vua Lý Thái Tổ lĩnh chức Điện tiền chỉ huy sứ dưới triều vua Lê Ngọa Triều. Ngọa Triều băng, triều thần tôn lên làm vua vào niên hiệu Cảnh Thụy thứ nhì (1009). Phong 3 bà Hoàng hậu. Phong Nguyên phối là công chúa con vua Lê Đại Hành làm Tá Quốc hoàng hậu. Phong cho bà vợ thứ nhì làm Lập Nguyên hoàng hậu. Cho bà vợ thứ ba làm Lập giáo hoàng hậu.

Nhà vua xuất thân từ chùa Tiêu sơn, nên Lập Nguyên hoàng hậu thỉnh một sư của chùa này trụ trì.

Đến thời phụ hoàng (Thánh Tông), vị sư cuối cùng giòng Tiêu sơn là Quang Huệ trụ trì. Sư Quang Huệ viên tịch, chùa do sư A Hàm La từ Tây tạng thay thế. Sư Quang Huệ thuộc giòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư A Hàm La thuộc giòng Mật Tông.

Tương truyền tổ Trần Thủ Độ còn niên thiếu, bị Thái tử Sảm, cùng Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng đem Thị vệ bắt, hành hạ đến ngất đi. Tưởng ngài chết, Thái tử Sảm sai ném xác ra mố Cầu Đông. Nhưng ngài chưa chết, cốlết vào chùa xin nước uống, rồi thề rằng:

“Nếu trời Phật cho tôi sống thì tôi sẽ tuyệt diệt họ Lý để trả thù“.

Vị sư trụ trì khuyên tổ rằng: oán nên cởi, không nên buộc. Rồi ông coi tướng cho tổ rằng: sau này địa vị sẽ lên tuyệt đỉnh. Khi nào thấy Phật Di Lặc thì là lúc oán hờn tuyệt, đó cũng là lúc chết.

Năm ngài 71 tuổi, bấy giờ là thời phụ hoàng tại vị. Chức của tổ Thủ Độ là Thái sư Thượng phụ, Trung Vũ đại vương. Tự nhiên có người chở đến mố Cầu Đông, gần Đông Hoa Môn Tự một tượng lớn như người thực, đặt trên bệ bằng đá trắng. Tượng bằng đá xanh giống Phật Di Lặc, nhưng mặt giống hệt tổ, miệng cười toe toét. Dân chúng gọi là tượng Phật Cười. Thái sư Thủ Độ nghe truyện nói với phụ hoàng rằng: Xưa sư trụ trì Đông Hoa Môn Tự đoán rằng khi ta gặp Phật Di Lặc là lúc ta sẽ thác. Nói rồi hoăng. Phụ hoàng sai đúc tượng Thái sư Thủ Độ với Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Kim Dung thờ trong chùa.

Hai người gọi xe đưa đến phường Diên hưng trong thành Thăng long. Xe đến cầu Đông thì dừng lại. Hai bên mố cầu có hằng chục cửa hàng bán hoa quả, vàng hương. Quốc Kiện mua hai mâm lễ vật gồm hoa, quả, hương, rồi hai người vào chùa bằng chính điện. Một tiểu sa di chạy ra đón khách. Quốc Kiện lên tiếng:

– A Di Đà Phật, xin tiểu sư phụ cho chúng tôi lễ Phật trước, rồi lễ Trung Vũ đại vương với Linh Từ quốc mẫu sau.

Hai người vào bảo điện lễ Phật. Vì là ngày 16 nên chùa có rất đông thiện nam, tín nữ lễ cầu phúc. Lễ Phật xong hai người sang nhà ngang lễ Thái sư Thủ Độ. Cả hai quỳ gối lễ 8 lễ. Quốc Toản khấn:

– Kính lậy cụ. Cháu của cụ là Quốc Kiện, Quốc Toản đến lễ cụ. Tại thiên chi linh, xin cụ phù hộ cho hai cháu minh mẫn để giúp dân, phụ quốc.

Hai người đi một vòng quanh chùa, Quốc Toản đã thấy Quế Linh đến bằng xe ngựa. Hai người lảng vào dòng Phật tử. Quế Linh xuống xe, vào chùa, nhưng không lên bảo điện mà rẽ sang nhà ngang, nơi thờ Thập điện Diêm vương. Một người đàn bà vẫy tay. Quế Linh theo mụ ra trước chùa. Cả hai lên một chiếc xe ngựa chờ sẵn. Chiếc xe chạy đi liền. Quốc Toản định cùng Quốc Kiện chạy theo thì có tiếng nói sẽ:

– Có hai con ngựa đây. Mời nhị vị lên ngựa đuổi theo.

Biết là người của Chiêu Minh vương. Hai người lên ngựa chạy theo chiếc xe chở Quế Linh. Chiếc xe chạy vòng ra đền Trấn võ, thì dừng lại. Người đàn bà với Quế Linh vào trong đền. Quốc Toản, Quốc Kiện bỏ ngựa lẫn vào trong đám người đi lễ. Người đàn bà dẫn Quế Linh ra sau đền, rồi đẩy cửa vào trong một phòng chứa đồ thờ. Quốc Toản dặn Quốc Kiện:

– Em trấn ở đây. Còn anh lên mái ngói. Sợ ngôi nhà này có cửa khác chăng?

Quốc Toản tung mình lên mái ngói. Hầu vận âm kình vào ngón tay chỏ, rồi xuyên thủng viên ngói, ghé mắt nhìn vào. Bên trong đèn nến sáng rực. Ngoài người đàn bà, Quế Linh, còn hai người đàn ông khác. Một người già, một người trẻ. Người già hỏi Quế Linh:

– Hôm nay tôi phải mời cô nương ra đây, vì hành tung của chúng ta dường như bị lộ.

– Không lẽ?

– Ngày rằm tháng trước lão không gặp cô nương được nên ủy nhiệm cho một tên đệ tử. Trên đường trở về y bị mất tích. Tôi nghi y bị thị vệ bắt giam. Thôi bây giờ tôi xin cô nương cho biết hành tung của hai tên Quốc Toản, Quốc Kiện.

– Lần trước tôi đãthưa với người của lão gia rồi. Khi tên Tế tác Thát đát giả Quốc Toản yết kiến Tuyên cao thái phi với công chúa Thúy Hồng thì bị lộ chân tướng Quốc Toản giả. Tuy vậy thượng hoàng cũng tương kế, tựu kế giả tin là thực, cho y với Quốc Kiện về sống ở ấp phong là Hàm tử. Người không trao cho hai tên này bất cứ chức gì.

– Tôi hỏi cô nương, để cô nương nhắc lại mà thôi. Thế còn thượng hoàng có bàn gì về Trần Quang Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Hoãn không?

– Không! Người vẫn tin các vị ấy. Nếu người nghi ngờ gì thì đã sai sứ vào bắt ba người chặt đầu rồi.

– Triều đình có tin tức gì về sứ bộ Trần Di Ái không?

– Chỉ mới được tin sứ bộ tới Đại đô mà thôi.

Lão móc trong túi ra một viên thuốc bọc sáp to bằng quả chanh trao cho Quế Linh:

– Đây thuốc tháng này của cô nương đây. Bây giờ cô nương ra trước đền đón xe vào thành.

Quế Linh chào lão rồi mở cửa ra ngoài. Quế Linh ra rồi, người đàn bà vui vẻ:

– Từ Thượng hoàng, nhà vua, tới Hưng Đạo vương, Hưng Ninh vương, Chiêu Minh vương đều mù hết. Cháu trước mắt, mà chúng ta phao tin rằng giả, cũng tin. Tục ngữ có câu: chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết. Huống hồ tên ôn con Quốc Toản.

Lão già cười:

– Khi lão gia được Thiên triều phong cho tước An Nam quốc vương, sai quân đưa về. Thì, Chương Hiến hầu Trần Kiện, trấn Nghệ anđem hiệu binh Thiên cương vượt biển về Thăng long. Văn Chiêu hầu Trần Văn Lộng tổng trấn Trường yên đem hiệu binh Trung thánh dực về thẳng Thăng long. Văn Nghĩa hầu Trần Tú Hoãn. Tổng trấn Thiên trường đem hiệu binh Tứ thiên khống chế toàn bộ Cố trạch, Thiên trường. Bấy giờ lão nhân gia thản nhiên lên ngôi cửu ngũ.

Lão quay ra hỏi người trẻ :

– Linh Nhan ! Người nói rằng chúng ta đã khống chế toàn bộ bọn tướng sĩ ba hiệu binhTứ thiên, Thiên cương và Trung thánh dực. Vậy những tên nào đã bị khống chế ?

Quốc Toản nhủ thầm :

– Thì ra tên trẻ tuổi này tên là Linh Nhan.

Linh Nhan đem ra một tập sách mỏng :

– Trình sư phụ, đây là cuốn sổ ghi danh sách tướng sĩ ba hiệu binh trên bị khống chế. Sư phụ bảo chúng nhảy xuống nước, lao đầu vào lửa chúng cũng không dám chối từ.

Lão già cầm tập sách mỏng đọc qua rồi bỏ vào túi.

– Thôi chúng ta đi.

Ba người ra khỏi đền Trấn võ, lên một cỗ xe song mã. Gã Linh Nhan cầm cương, cho xe chạy. Có cỗ xe song mã chở khách ghé lại bên Quốc Toản :

– Hai cậu lên xe mau.

Đó là chiếc xe chở thuê trong thành Thăng long. Quốc Toản, Quốc Kiện lên xe. Nhìn kỹ phu xe, Quốc Toản kêu lên :

– Chú Dư Anh.

– Thần được lệnh chỉ của Chiêu Minh vương chờ hai vị ở đây.

Quốc Toản đề nghị :

– Chú giả làm mã phu, thì hai cháu cũng giả làm hai tiểu sa di. Không nên dùng ngôn từ cung đình.

Dư Anh cho xe chạy theo xe của bọn Linh Nhan xa xa khoảng một dặm. Tới bến đò Bắc ngạn, chiếc xe của Linh Nhan chạy thẳng xuống một con đò lớn. Chủ đò là một người trang phục như nông dân, dáng dấp thanh nhã. Bên cạnh là một thiếu phụ nhan sắc tuyệt thế. Nhưng bị mù. Quốc Toản than thầm :

– Trước mình cứ tưởng mẫu thân, mẹ sữa Chân Phương với bản sư Thúy Hồng là người đẹp nhất thế gian. Gần đây Ngọc Hoa mới lớn, trổ mã đẹp huyền ảo, mình cho rằng không ai có thể đẹp hơn. Bây giờ bà này đã lớn tuổi mà đẹp đến như thế này thì thực là tiên nữ.

Dư Anh cũng cho xe xuống con thuyền. Xe của Dư nối theo xe của bọn Linh Nhan. Bốn người chèo đò thân thể lực lưỡng, bắp thịt trên tay cuồn cuộn nổi lên. Quốc Kiện khen thầm :

– Bốn anh này chắc là thuộc thủy đội Thăng long giả làm nhà đò để bắt gian đây.

Quốc Toản ngước mắt nhìn trời, trên trời một cặp chim ưng đang bay lượn. Thuyền nhổ neo ra giữa sông rồi xuôi giòng về nam. Chủ đòkéo nhị, thiếu phụ đánh trống mảnh. Bà cất tiếng hát một bài tình ca dân gian, theo điệu Xẩm :

Hôm qua tát nước đầu đình, Để quên cái áo với cành hoa sen. Em được thì cho em xin, Hay là em để làm tin trong nhà.

Nghe tiếng hát, Quốc Toản kinh ngạc, vì giọng ca quá điêu luyện, quá ngọt ngào. Hầu từng nghe bản sư Thúy Hồng, nghe vợ của A Truật là Hồng Nga hát. Đó là những tài danh nhất Đại việt, mà bây giờ thiếu phụ này có giọng ca điêu luyện hơn.

Thình lình lão già quát :

– Nhà đò ! Chúng tôi muốn sang sông, sao các người cho đò xuôi giòng như thế này ?

Người lái đò cãi :

– Khách quan thông cảm, vì nước chảy siết quá, đò lớn, mà chỉ có bốn tay chèo !

Gã Linh Nhan chạy lại, y chụp cổ người lái đò, ném vào giữa thuyền, rồi cướp lấy tay lái. Y cố ghì cho con thuyền quay mũi sang bờ bắc. Bốn tay chèo ngừng không chèo nữa. Con thuyền tiếp tục trôi về nam. Thình lình rắc một tiếng, bánh lái gẫy. Con thuyền quay tròn giữa sông. Trong khi biến cố xẩy ra, thì chủ đò vẫn kéo chị, thiếu phụ vần đánh trống mảnh, vẫn ca bình thường.

Linh Nhan mở to mắt ra nhìn Dư Anh :

– Dư đô thống ! Dư đô thống theo dõi chúng tôi từ cầu Đông đến đây mà chúng tôi không nhận ra !

Nói rồi y xuất chiêu cầm long công chụp Dư Anh. Dư Anh lạng mình tránh khỏi rồi trả đòn. Hai chưởng găp nhau, binh một tiếng, con đò rung rinh, chao đảo. Chủ đò kêu :

– Xin các vị dừng tay, bằng không đò chìm bây giờ.

Sau khi đối một chiêu, Dư Anh thấy mình không phải là đối thủ của Linh Nhan, cánh tay sưng vù, xám xanh. Linh Nhan cười :

– Dư đô thống ! Người trúng Huyền âm độc của ta rồi. Mau ngồi vận công chống trả. Bằng tiếp tục xử dụng võ công thì chết mau lắm.

Lão già chỉ chủ đò :

– Thì ra ngài là Vũ sơn công Tạ Quốc Ninh đấy ! Lão già này mắt kém nên không nhận ra ngài.

Y chỉ vào thiếu phụ mù:

– Còn đây là phu nhân, phương danh Hoàng Hoa, nhũ danh Lê Thị Phương Dung, từng là thứ phi của đại vương Ngột Lương Hợp Thai mà lão phu sơ ý không nhận ra.

Nói rồi y phóng chưởng tấn công Quốc Ninh. Quốc Toản nhận ra võ công của y là võ công Đông a. Quốc Ninh cả cười tránh chiêu chưởng của y. Hai người giao chiến trên con thuyền. Được trên 20 chiêu, thì lão giàthu chiêu lùi lại :

– Tạ công ! Người bị trúng Huyền âm chưởng của ta rồi. Ta không đấu với người nữa.

Trong khi Tạ Quốc Ninh đấu với lão già thì gã Linh Nhan điểm huyệt bốn phu chèo đò.

Y nhìn Quốc Kiện:

– Còn cậu bé này, trông mặt quen quen. Cậu cùng gã Dư theo chúng ta từ sáng đến giờ! Cậu là ai?

Y ra chiêu hổ trảo chụp Quốc Kiện, định nhắc lên. Quốc Toản ngồi cạnh Quốc Kiện, hầu vận công để tay lên đùi Kiện. Lập tức một nguồn nội lực như bài sơn đảo hải truyền vào cơ thể Kiện. Gã Linh Nhan chụp trúng vai vương, y cảm thấy như chụp vào tảng đá. Tay y đau buốt. Y bật lên tiếng ái chà, rồi phát một chường hướng vương. Vương vẫn ngồi im, tay ra chiêu nhu chưởng Thiết kình. Hai chưởng chạm nhau đến tẹt một cái. Quốc Kiện nắm lấy bàn tay Linh Nhan. Quốc Toản vận Vô ngã tướng thiền công hút, chân khí từ người Linh Nhan cuồn cuộn chuyển vào người vương. Mụ đàn bà hỏi:

– Cái gì vậy?

Chợt ï mụ nhìn ra sự thực:

– Thàng nhỏ này đang đấu nội lực vói Linh Nhan. Dường như Linh Nam bị thất thế.

Mụ để tay vào vai Linh Nhan. Chân khí mụ cuồn cuộn tràn vào tấn công Quốc Kiện. Quốc Toản ngồi im mỉm cười, hầu vận Vô ngã tướng thiền công. Công lực của hầu truyền vào Quốc Kiện, hút nội lực y Linh Nhan. Cơ thể của Linh Nhan hút nội lực mụ già!

Lão già nhìn bốn người dính vào nhau thành một chùm, hiểu ra sự thực, y lên tiếng:

– Cái trò này quá ấu trĩ!

Y chỉ tay vào mặt Quốc Toản:

– Người mau thu chân khí lại, bằng không ta nhả Huyền âm độc chưởng thì người mất mạng.

Quốc Toản vẫn thản nhiên. Lão già vỗ một chưởng vào vai hầu. Bộp một tiếng. Hầu vung tay, mụ già, gã Linh Nhan bật tung ra xa, rơi tòm xuống sông. Hai người lóp ngóp bơi, thì có con đò đi song song. Người trên đò reo lên:

– Ôi có hai con cá to quá.

Một người tung ra cái chài, chụp Linh Nhan vào trong. Quốc Kiện nhảy ùm xuống nước, rồi lặn mất. Thình lình mụ già bị chìm nghỉm. Mụ bị Quốc Kiện dìm xuống đáy sông.

Trên thuyền, lão già đã phát chiêu tấn công Quốc Toản. Y dùng Đông a chưởng pháp, xuất chiêu Phong ba hợp bích. Thấy chưởng phong hùng hậu, hầu không dám khinh thường, phát chiêu Nhân ngưu câu vong trong Tán lạc tiêu hồn chưởng.Binh một tiếng, hầu cảm thấy rung động toàn thân. Tai phát ra tiếng vo vo không ngừng. Còn lão già, lão tần ngần ôm tay tỏ ra đau đớn. Qua một chiêu, lão thấy chân khí cửa mình bị bị mất tăm mất tích. Vừa rồi thấy Quốc Toản còn nhỏ tuổi, lão không vận Huyền âm công, mà dùng thần công Đông a.

Lão lên tiếng:

– Nhóc con, vừa rồi mi dùng võ công gì vậy?

Quốc Toản cười nhạt:

– Võ công Đại việt.

– Hãy đỡ chiêu nữa của ta.

Y phát chiêu Huyền âm chưởng. Quốc Toản vận vô ngã tướng thiền công phát chiêu Kị ngưu qui gia. Hai chưởng giao nhau, binh một tiếng. Lão cảm thấy chân khí bị mất tăm mất tích. Tuy nhiên lão cười nhạt:

– Ôn con, mi bị trúng Huyền âm chưởng rồi.

– Huyền âm của lão vô dụng với ta.

Thấy Quốc Toản không hề hấn gì. Lão kinh ngạc:

– Thì ra mi cũng biết xử dụng Huyền âm độc chưởng đấy.

Lão cảm thấy bàn tay đau nhức vô cùng, rồi sưng vù lên. Lão cười nhạt:

– Cái đồ trẻ con này không làm gì được ta đâu.

Y móc túi lấy ra một bình nhỏ, bỏ một viên vào miệng rồi nuốt chửng. Thình lình lão già hét lên một tiếng như heo bị thoc huyết, rồi lăn lộn trên sàn thuyền. Quốc Toản điểm huyệt lão.

Thấy Dư Anh đang ngồi ôm tay đau đớn, hầu lại bên cầm tay lên xem: tay sưng vù đỏ lòm. Hầu để tay lên huyệt bách hội của Dư, vận công hút. Không đầy 10 tiếng đập tim, bao nhiêu cái đau đớn của Dư biến mất.

Quốc Toản ra lệnh:

– Chú lo giải quyết mọi truyện, để cháu bắt mấy tên ma đầu này.

Dư giải huyệt cho mấy tay chèo, rồi trói lão già. Trên con thuyền bên cạnh, Hoài Nhân vương đã túm cổ mụ già trao cho thuyền phu.

Tạ Quốc Ninh nói với Quốc Toản:

– Tôi bị trúng Huyền âm chưởng. Xin quân hầu giải cho.

Quốc Toản để bàn tay lên đỉnh đầu hầu, vận công rồi hút độc tố. Khoảng 30 tiếng đập tim, Quốc Ninh rùng mình đứng dậy:

– Khủng khiếp thực. Không ngờ Huyền âm độc chưởng vẫn còn trên thế gian này.

Có hai con thuyền của thủy quân áp lại hai bên con đò. Tạ Quốc Ninh, Dư Anh ra lệnh đem bọn Linh Nhan sang chiến thuyền. Quốc Toản, Quốc Kiện cũng lên cùng. Chiến thuyền kéo con đò theo. Thấy lão già đeo cái túi bên cạnh. Quốc Toản gỡ ra, đeo bên hông.

Quốc Toản, Quốc Kiện để cho Tạ Quốc Ninh, Dư Anh giải bọn Linh Nhan đi. Hai người vào hoàng thành phục mệnh thượng hoàng.

Hôm nay cạnh thượng hoàng ngoài thái hậu, Hưng Ninh vương, Chiêu Minh vương, còn còn có hoàng đế Thiệu Bảo (Nhân tông) và Khâm Từ hoàng hậu.

Lễ nghi tất.

Nhà vua rót hai bát nước mía pha rau má trao cho Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu:

– Hai em giỏi thực. Mới ra quân lần đầu đãbắt sống bọn độc như bắt ba ba trong rọ. Chú Kiện ! Chú thuật lại chi tiết cho thượng hoàng nghe nào !

Quốc Kiện tường trình từ lúc anh em rời Hàm Tử về Thăng long. Khi vương thuật đến chỗ hai người vào đền Trấn Võ, thì Khâm Từ hoàng hậu ngắt lời :

– Hai em giỏi thì giỏi thực, nhưng thiếu thận trọng.

Bị chị dâu chê, Hoài Nhân hỏi :

– Xin chị chỉ ra chỗ sơ hở của bọn em !

– Cái sơ hở của hai em là : đi bắt bọn độc, mà để Hoài Nhân canh cửa trước. Lỡ chúng ra tay, thì Hoài Nhân không đủ khả năng chống lại, e bị trúng độc.

Hậu cười :

– Chị hỏi chú Kiện câu này nhé ?

– Em xin nghe.

– Phu nhân Quốc công Tạ Quốc Ninh là kiếm thuật danh gia. Tại sao lúc Quốc công bị trúng độc, phu nhân không can thiệp ?

Hoài Nhân vương suy nghĩ một lát rồi đáp :

– Nếu bà Hoàng Hoa can thiệp thì phải sử dụng kiếm. Sử dụng kiếm thì chỉ có thể giết chúng, chứ không bắt sống được. Vì vậy bà để cho anh Quốc Toản ra tay.

– Giỏi.

Đến đó Tạ Quốc Ninh tới.

Lễ nghi tất.

Sau khi hành lễ, quốc công tâu :

– Cái lão già có tên Nguyễn Chiến Thắng, mụ già có tên Minh Nguyệt. Thắng là chưởng môn phái Trường bạch, vợ hắn là người Việt. Còn tên Linh Nhan là con của chúng. Nguyên di thư của phái Trường bạch bị tam sao thất bản, nên chúng luyện Huyền âm công bị can, tỳ, thận âm hư, sinh chứng âm hư nội nhiệt. Nên chúng thường đột nhập hoàng cung Nguyên, bắt những cung nữ đang hành kinh hút kinh huyết để chữa bệnh. Bị Thị vệ bắt được. Chúng xin sang Đại việt làm Tế tác, đới tội lập công. Khu mật viện Nguyên xin thu dụng chúng. Chúng trở thành người của Khu mật viện Nguyên. Chức của Thắng là Thiên phu trưởng, con y, Nguyễn Linh Nhan là bách phu trưởng. Vợ chồng y ẩn thân làm nhân viên của bọn Đạt lỗ hoa xích từ lâu. Vốn xuất thân là một đại hành gia. Khi sang Đại việt vợ chồng y nghiên cứu rất kỹ về tổ chức, hành trạng các võ phái Đại việt. Y được sử dụng vàng bạc rất rộng để mua chuộc, kết thân với võ lâm Việt.

Chợt Quốc Toản than :

– Mình mắc mưu chúng rồi !

Chiêu Minh vương kinh ngạc :

– Cháu nói sao ?

– Hồi ở Trường sa,cháu nghe phụ vương nói võ công của vợ chồng Thắng, Nguyệt rất cao thâm. Đến Ô Mã Nhi, Toa Đô cũng chỉ chịu được của y ba chưởng. Thế mà hồi trưa, trên thuyền, cháu mới phát có ba thành công lực, y đã lạc bại. Có thể y thấy hành tung bị lộ, y chống cự cho có, để bị bắt. Y bị bắt thì bọn Tuyên phủ ty sẽ yêu cầu triều đình trả chúng. Còn hơn y phát hết công lực, mình sẽ biết rõ chân tướng y .

Chiêu Minh vương than :

– Chiều nay thế nào bọn Tuyên phủ ty sẽ đến phủ thừa Thăng long đòi người. Dĩ nhiên ta phải thả. Nhưng trước khi thả, ta phải thẩm vấn chúng, để biết những gì chúng đã làm. Vậy Quốc Toản hãy dùng Huyền âm công khảo chúng gấp.

– Xin tuân chỉ chú.

Sau khi lấy khẩu cung cha con Linh Nhan, Quốc Toản trình bản cung từ cho thượng hoàng. Thượng hoàng chú ý đến đoạn :

« Vì di thư Huyền âm bị mai một, thành ra bọn Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Linh Nhan luyện bịhại thận âm, can âm, tỳ âm. Nên chúng bị âm hư nội nhiệt nặng. Vì vậy hằng tháng chúng phải dùng kinh huyết của các thiếu nữ để hỗ trợ cho việc luyện công ».(xin xem chú giải 1 hồi 95 và chú giải 4 hồi 110)

Quốc Toàn, Quốc Kiện trở về Hàm Tử. Nghỉ ngơi hai ngày thì có mật sứ của thượng hoàng tới, ban một mật chỉ:

« Quốc Kiện, Quốc Toản lĩnh chức khâm sai đại thần. Cóù hai nhiệm vụ :

Một là âm thầm vào Trường yên, Thanh hóa, Nghệ an, ẩn thân, phòng Trần Văn Lộng, Trần Tú Hoãn tạo phản thì khống chế. Tránh chém giết.

Hai là thanh sát cuộc binh viện Chiêm ».

Quốc Kiện, Quốc Toản nói với Hoàng Phương :

– Hai anh có việc phải đi xa một thời gian. Mọi việc ở nhà em trông coi hết.

Hoàng Phương lo lắng:

– Bọn em còn nhỏ tuổi, mà phải điều khiển công việc 4 xã, thì e không nổi!

Quốc Toản an ủi:

– Anh cũng không lớn tuổi hơn các em làm bao. Thế mà anh điều hành được thì các em cũng điều hành được. Bất cứ việc gì khó khăn thì em hỏi ông nội Trung Thành vương và mẹ Hồng Liên. Hoặc hỏi các vị bô lão trong ấp là xong. Bảo bối anh trao cho ba em là:

“ Triều đại Đông a lấy dân làm gốc. Triều đình phong vùng Hàm tử cho anh, không phải để anh ngồi trên đầu trên cổ họ, bóc lột họ; mà để tạo phúc cho họ. Phàm quyết định gì cũng lấy việc tạo hạnh phúc cho dân thì không khó khăn gì!”

Bích Phương hỏi:

– Tỷ dụ thôi nghe! Nếu như dân thiếu thuế, họ xin tha, thì em có quyền tha không?

– Trước hết em hỏi Chánh ty xã xem cái người thiếu thuế đó có thực nghèo không? Nếu thực họ nghèo thì em hỏi các bô lão xem miễn cho họ bao nhiêu thì vừa! Ví như bô lão khuyên miễn cho họ một quan thì em miễn cho bọ quan rưỡi! Nghĩa là mình rộng rãi hơn một chút.

Năm người đang thảo luận thì hoàng nam gác dinh vào thưa :

– Có 4 người gồm ba nam, một nữ xin cầu kiến.

– Họ có xưng tên không ?

– Có. Họ xưng là Triệu Nhất, Triệu Trung, Triệu Hòa và Triệu Ngọc Hoa.

Quốc Toản nói với Quốc Kiện :

– Đây là những người bạn của anh hồi ở Trường sa. Họ là hoàng tộc Tống triều, con của Kinh Nam đại vương TriệuPhương. Dù mình còn nhỏ tuổi, nhưng tước của mình là vương, là hầu. Mình phải ra đón họ để tỏ lòng kính khách.

– Sao mình không mời ông nội với mẹ Hồng Liên cùng ra tiếp khách?

– Mẹ Hồng Liên từng cố vấn cho chồng là đại vương Tháp Sát Nhi chỉ huy quân Mông cổ đánh Trường sa, hồi phụ thân anh em họ Triệu tổng trấn Trường sa. Nay để bốn người gặp mẹ Hồng Liên, e có truyện. Mình cần tế nhị một chút.

Hầu hô bốn người cùng ra đón. Sau hơn hai năm xa cách, giữa anh em họ Triệu với Quốc Toản, tất cả đều đã lớn lên, nhưng họ vẫn nhận ra nhau. Bốn anh em họ Triệu thấy Quốc Toản thì reo lên :

– Quốc Toản ! Không ngờ hôm nay chúng mình lại gặp nhau.

Quốc Toản cung kính mời khách vào sảnh đường. Hồng Phương truyền thị nữ pha trà, mang trái cây ra mời khách. Ngọc Hoa bằng tuổi Quốc Toản. Nàng đã trở thành một thiếu nữ dậy thì, đẹp mượt mà, mắt phượng, da ngà, mỗi bước đi của nàng như muôn nghìn đóa hoa nở.

Triệu Trung hỏi :

– Hôm ấy, trong lúc ăn phở anh bị bắtcóc đi. Sau mấy tháng tìm kiếm, Khu mật viện không thấy tung tích của anh. Người ta cho rằng anh đã chết, làm bốn anh em tôi khóc hết nước mắt. Ngày nào Hoa muội cũng cúng cơm mời anh ăn. Còn gia đình tôi, khi tới Thăng long, đức vua cho gia thuộc lên sống với Chiêu Văn vương Nhật Duật tại Bắc cương. Anh em chúng tôi chiêu mộ tàn binh của Tống triều, lập thành hiệu binh, đặt trực thuộc Chiêu Văn vương. Còn huynh ! Từ hồi đóđến giờ huynh ở đâu ?

Quốc Toản thuật lại những gì mình đã trải qua. Hầu lưu anh em họ Triệu lại Hàm tửđể cùng nhau đàm đạo. Ngọc Hoa nói với Quốc Toản:

– Bản sư của anh là công chúa Thúy Hồng, một vị đẹp như Quan Thế Âm Bồ tát, lòng dạ quảng đại từ bi. Vậy em đề nghị anh coi ba cô Phương như cô em gái đáng thương, chứ không được coi như tỳ nữ nhe!

– Ngay từ hôm đầu, anh với Kiện đệ gọi ba cô là em. Trong vùng Hàm tử này, tiếng rằng Hoàng Phương là quản dinh, nhưng anh coi nàng là nữ chủ, chứ có bao giờ dám coi là tỳ nữ đâu? Còn hai cô Bích, Hồng, các cô cho bọn anh ăn gì, các anh cũng vui lòng, chả bao giờ dám đòi ăn món này, chê món kia.

Quốc Kiện hỏi Hồng Phương:

– Hôm nay em mời khách ăn món gì nào?

– Khải vương gia, hôm qua Tuyên cao thái phi sai người mang nước mắm chắt, mắm rươi, với rạm từ Thiên trường về. Tiểu tỳ muốn làm chả rươi mời khách, cùng với rạm rang. Lại mời khách xơi thịt gà thiến Thiên trường chấm nước mắm chắt.

Ngọc Hoa vui vẻ:

– Trưa mai em xin vào bếp làm món Xả tế mời hai anh với ba tiểu thư Hàm tử xơi.

Nghe đến món Xả tế, Quốc Toản nuốt nước miếng liên hồi:

– Từ Trường sa cách biệt, anh luôn nhớ món này. Nay được Tương giang nhu mẫn công chúa làm cho ăn thì còn gì bằng.

Ngọc Hoa sa sầm nét mặt tỏ ý không bằng lòng:

– Anh với em thân cận từ hồi 2, 3 tuổi. Sao anh còn gọi em là Tương giang nhu mẫn công chúa? Nếu em cũng gọi anh là Hoài Văn hầu, gọi anh Kiện là Hoài Nhân vương thì các anh có vui không?

Quốc Toản quên cả tỵ hiềm nam nữ, hầu nắm lấy tay Ngọc Hoa:

– Anh lỡ lời. Em xí xái cho!

– Một lần thì được, lần sau thì muội giận anh đến khi nào trời gầm mới thôi.

Hoàng Phương vui vẻ:

– Công chúa đe giận chủ nhân của em đến khi nào trời gầm thì cũng như không!

Ngọc Hoa thấy cô nữ tỳ của Quốc Toản đẹp mượt mà nói câu đó thì bật cười:

– Cô nương! Tại sao vậy?

– Thưa công chúa vì mùa này là mùa mưa Ngâu, ngày nào trời cũng gầm! Sáng gầm, trưa gầm, chiều gầm, đêm gầm, ngày gầm.

– Ừ nhỉ! Tôi sang Đại việt hơn ba năm mà cũng chưa biết điều đó.

Hoàng Phương hỏi:

– Công chúa! Ban nãy Hoài Văn hầu nói chữ xí xái . Xí xái nghĩa là gì vậy?

– À đó là tiếng địa phương vùng Trường sa, có nghĩa là: bỏ quá đi cho.

Cơm chiều xong, thì các thiếu niên của Hàm tử tới giảng võ đường luyện tập. Hôm nay đến lượt Quốc Kiện dạy họ. Quốc Kiện xin lỗi khách, vào giảng võ đường. Ngọc Hoa nói với Quốc Toản:

– Từ lúc vào trong dinh này, em bị cái ao sen của anh thu mất hồn. Trời ơi ai là người trồng sen cho anh mà tài hoa quá. Vì bốn góc có bốn khu mầu trắng, tím, xanh, đỏ khác nhau. Ở giữa một khu mầu vàng. Sen nở bay hương thơm quá. Anh cho em xem hoa của dinh Hoài Văn đi.

Quốc Toản chỉ Bích Phương:

– Người trồng hoa là một lão người Thiên trường. Nhưng người thiết kế là cô Bích đấy.

Quốc Toản nói với ba nàng Phương:

– Ba em tiếp khách dùm anh. Để anh mời Ngọc Hoa xem sen nở.

Đi một vòng hồ, sang bên kia bờ, xa dinh thự. Nhìn trước, nhìn sau không có ai,Ngọc Hoa chớp chớp mắt nhìn Quốc Toản:

– Đại ca! Từ khi xa nhau, muội đau xót trong lòng, tưởng rằng kiếp này không được gặp đại ca nữa. Nhưng ông trời có mắt, nên chúng ta mới có ngày hôm nay. Muội hỏi đ?i ca câu này nhé: giữa muội với ba cô Phương, anh cho rằng đứa nào đẹp nhất? Anh yêu đứa nào nhất?

– Dĩ nhiên là muội đẹp nhất. Trước kia anh cứ nghĩ rằng mẫu thân anh với mẹ sữa Chân Phương, sư phụ Thúy Hồng là đẹp nhất. Nhưng, nhưng từ lúc gặp lại muội, anh mới thấy muội đẹp hơn cả.

Ngọc Hoa cảm động, nàng nắm chặt lấy hai tay Quốc Toản, ngước mắt nhìn hầu:

– Đại ca tuyển ba nàng Phương ở đâu vậy? Ai có con mắt tinh đời tuyển cho đại ca ba cô tỳ nữ xinh đẹp, nhu mì. Thực là ba thiếu nữcó sắc đẹp tươi như hoa đào hoa mận. Muội là gái, mà còn thấy thương huống hồ đấng nam nhi đa tình như đại ca.

Quốc Toản thuật sơ lược vụ hầu cứu ba nàng ra sao, rồi thượng hoàng ban ba nàng cho hầu thế nào. Ngọc Hoa vẫn thắc mắc:

– Muội mới học tiếng Việt. Tiếng Việt có câu: xa mặt cách lòng. Trong khi muội ở xa, còn ba cô Phương thì sớm tối kề cận bên đại ca. Muội sợ…

– Em ơi! Dù nói cách nào, em cũng là một công chúa Tống triều. Còn cô Phương đều là những người gặp cảnh khốn cùng. Em đừng so sánh với họ, mà làm mất phẩm giá của mình đi.

– Em không nghĩ thế! Anh ở cạnh ba cô. Nhất là cô Hoàng! Em không yên tâm.

Thấy Ngọc Hoa đổi cách xưng hô, đang đại ca, tiểu muội, thình lình đổi sang anh, em. Hầu nhỏnhẹ:

– Tại sao em lại có ý nghĩ đó? Ba cô Phương là những cô gái đáng thương, sớm lâm cảnh chiếc lá lìa cành, phải lưu lạc làm nô bộc. Em nên tội nghiệp cho ba cô chứ! Em là công chúa, là con một vị đại vương của Tống, thân thể cao quý biết bao, mà đi so sánh với ba cô sao?

Bị Quốc Toản đem lòng nhân ra khuyên, Ngọc Hoa im lặng, nhưng trong lòng nàng không yên.

Hai người trở về dinh. Quốc Kiện đã dậy võ xong, vương đề nghị:

– Bốn vị với đại huynh của tôi vốn đã có thâm tình. Sau gần ba năm xa cách, bây giờ mới tái ngộ. Xin bốn vị nán lại chơi, để anh em có dịp đàm văn, luận võ, chẳng thú vị lắm sao?

Nhưng Triệu Nhất từ chối :

– Đa tạ huynh! Chúng tôi được chỉ dụ của Chiêu Văn vương lên đường vào Hoan châu, Ái châu. Vì nghe nói mới có hơn nghìn nghĩa quân Tống kéo cờ Cần vương tại Quảng đông, bị Mông cổ đánh bại. Họ dùng thuyền vượt biển đến Thanh hóa xin kiều ngụ. Anh em chúng tôi phải tới chiêu mộ họ về Bắc cương.

Quốc Kiện vui vẻ :

– Hay quá. Chúng tôi mới được chỉ dụ của triều đình vào Trường yên có việc. Chúng ta cùng đi một đoàn.

Ba nàng Phương ênh ếch nước mắt :

– Hai anh đi, cho chúng em cùng đi với. Chúng em nhớ nhà quá.

Quốc Kiện xua tay :

– Chúng ta đi do chỉ dụ của thượng hoàng, không thể mang ba cô đi được. Vả ba cô trở về bây giờ sẽ gây phiền phức cho cha mẹ. Nhất là cô Hoàng. Bà Thúy Vi lấy quyền làm mẹ lại dâng cô cho tụi Thát đát thì nguy to !

Nghe có tiếng chim ưng, Quốc Toản cáo lỗi đứng lên đi lấy thơ. Nàng Phương theo chân hầu ra khu nuôi chim của dinh. Quốc Toản lấy thư từ ống bạc dưới chân chim ưng ra đọc. Thư của Tuyên cao thái phi:

“ Nghe con sắp đi Trường yên. Bà có lời khuyên: bọn Trần Văn Lộng, Trần Tú Hoãn, Trần Quang Kiện, Lê Tắc trước đây có hành vi ác độc với con. Nay con có Thượng phương bảo kiếm trong tay thực. Nhưng con phải nhớ, ông nội con, đức Thái tông là một bồ tát đầy lòng nhân ái. Vậy con nên nhẹ tay với kẻ thù. Oán nên cởi không nên buộc“.

Quốc Toản tự hào:

– Ông nội ta là một vị Bồ tát. Bà nội ta là một người đầy lòng nhân. Ta phải giữ đức của các người.

Hoàng Phương nắm lấy hai tay hầu, rồi hỏi:

– Từ hôm về đây lúc nào em cũng chỉ biết có anh. Anh luôn quan tâm đến em. Thế mà hôm nay có cô công chúa Tống xuất hiện, anh bỏ rơi em rồi!

– Không hề! Anh vẫn quan tâm tới em đấy chứ! Em vẫn là cô em xinh đẹp của anh mà.

– Anh cùng Ngọc Hoa đi dạo bên hồ sen. Anh tưởng em không chú ý sao? Em thấy anh nhìn cô ấy mắt đầy tình tứ. Anh cầm hai tay cô ấy. Cô ấy ngả đầu vào vai anh. Em thấy hết. Anh có biết lúc ấy lòng em đau như dao cắt không? Bây giờ anh lại đi với cô ấy vào Trường yên thì ở nhà em chịu sao nổi!

Nghe Hoàng Phương thổ lộ tâm tình, Quốc Toản kinh hãi, hầu nghĩ:

– Trước sau, mình coi Hoàng như cô em gái đáng thương. Nhưng trong lòng nàng lại nảy nở ra tình yêu! Ôi làm sao bây giờ! Mình phải hỏi cô Hồng Liên xem phải đối phó với vụ này ra sao? Hơn nữa cha mẹ đã đính ước cho mình với con gái cô Thanh Nga rồi. Mình không thể dây dưa với bất cứ người con gái nào.

Thình lình Hoàng ôm lấy hầu, rồi gục đầu vào vai hầu, nước mắt dàn dụa. Quốc Toản rùng mình, ôm lấy vai nàng. Hai người như mê đi trong cái rung động đầu tiên của trai gái. Hầu nói:

– Hoàng ơi! Khi anh thấy Hoàng sắp bị hại đời con gái thì ra tay cứu, rồi thượng hoàng ban Hoàng cho anh để làm nô bộc. Nhưng từ lúc Hoàng về đây, lúc nào anh cũng coi Hoàng như cô em gái. Còn Ngọc Hoa, với anh là bạn với nhau từ hồi 4-5 tuổi, thân như ruột thịt. Trong tiệc anh nắm tay Hoa, rồi bên hồ sen Hoa ôm lấy anh, đó là tình anh em mà thôi.

Có tiếng nàng Bích Phương:

– Chị Hoàng đâu rồi? Có đại tư xã Thượng cầu kiến.

Hoàng Phương bỏ Quốc Toản ra, rồi vòng tới cổng dinh. Phương đi rồi mà Quốc Toản còn bàng hoàng. Hầu về phòng mình, đã thấy Bích Phương đangchuẩn bị y phục cho hầu lên đường. Nàng lấy ra bộ quần áo lụa mầu hồng:

– Anh mặc bộ này lên đường cho đẹp trai, để các tiểu thư Trường yên tha hồ tương tư! Nào, em thay quần áo cho anh nào.

Hồi còn bé, Quốc Toản đã từng được mẹ, mẹ sữa thay quần áo cho. Nhưng từ năm bẩy tuổi thì hầu tự thay quần áo. Bây giờ Bích Phương muốn thay quần áo cho hầu, hầu không muốn, nhưng chưa kịp chối, thì Bích Phương đã làm. Thay y phục cho Quốc Toản xong, Bích Phương cười, mắt sáng long lanh:

– Em muốn anh hứa cho em một điều.

– Em cứ nói!

– Kể từ nay em muốn chỉ mình em được thay y phục cho anh mà thôi! Anh hứa đi!

– Anh không hứa chắc!

– Tại sao lại không chắc? Hay là anh muốn công chúa Ngọc Hoa, Hoàng Phương, Hồng Phương thay cho anh nữa sao? Anh tham quá đi.

Bốn anh em họ Triệu, cùng Quốc Kiện, Quốc Toản lấy ngựa lên đường. Hồng Phương đeo hai cái túi vắt ngang lên lưng ngựa Quốc Toản:

– Em cho làm xôi với gà quay, bánh dầy giò, bánh gai để trên đường đi anh đói còn có gì mà ăn, khỏi ăn quà.

Triệu Trung đùa:

– Hồng nương chỉ làm bánh cho Hoài Văn ăn thôi ư? Không cho bọn này ăn, thì khi đói bọn này sẽ cướp của Hoài Văn đấy.

– Em làm nhiều lắm, tới 20 nắm xôi, và 3 con gà. Mục đích để anh Quốc Toản mời quý khách đấy.

Quốc Toản đến căn nhà dành cho Trung Thành vương với Hồng Liên. Hầu trình bầy việc mình tuân chỉ của thượng hoàng vào kinh lý vùng nam giới. Trung Thành vương khuyên:

– Cháu có võ công cao. Còn Quốc Kiện có kiến thức rộng. Ông không lo gì cả. Có điều hai cháu nên tìm cách thăm tất cả nơi trú quân của hiệu Thiệu Hưng. Tùy nghi, chiếu công thăng thưởng cho họ. Đối với quan, quân Chiêm, phải hết sức nhũn nhặn, tránh cho họ có mặc cảm rằng mình chiếm đất của họ.

Ông nhấn mạnh:

– Trước sau gì Nguyên cũng đánh Đại việt ta. Đánh Đại việt họ bắt dân Kinh Hồ cung cấp lương thực, cung cấp lao binh vận tải. Ta cần có những đạo quân địa phương Kinh Hồ chặn đường tiếp tế, chống lại việc bắt lao binh.

Quốc Kiện hỏi:

– Thưa ông, làm thế nào mà được như vậy?

– Mông cổ thu dụng người Hán theo chúng rất đông. Khi phải đối trận với những người này, cháu nên chiêu dụ họ, rồi thả họ về hơn là giết họ.

Ông nói với Quốc Toản:

– Cháu nói tiếng Hoa, thông hiểu văn hóa tộc Hán. Cháu phải hết sức dùng văn hóa Hán, đối xử với người Hán như người Việt. Nếu có thể, khi bắt được tù binh, cháu huấn luyện họ, rồi dùng thuyền đưa họ về Trung nguyên. Họ sẽ suất lĩnh gia thuộc, làng xóm cũng nổi lên chống Nguyên kéo cao ngọn cờ Sát Đát.

– Chúng cháu sẽ hết sức thi hành mệnh lệnh của ông.

Quốc Toản sượng sùng, nói với Hồng Liên:

– Con có việc khó khăn cầu cứu với cô!

– Việc gì vậy con?

Hồng Liên từng được huấn luyện về nghệ thuật bắt nai, lại kinh nghiệm nhiều về tình yêu. Khi tới Hàm tử, chỉ liếc mắt qua là bà đã hiểu tâm tư bốn cô gái. Tuổi của các cô đã bắt đầu biết yêu, biết ghen, biết hờn. Còn Quốc Toản thì chưa hề có ý niệm gì về vấn đề nam nữ cả. Bà hỏi:

– Con thuật cho cô tất cả những gì đã diễn ra giữa con với bốn cô.

Sau khi Quốc Toản thuật, Hồng Liên nghĩ thầm:

– Quốc Toản còn quá trẻ, mà đã bị bốn cô gái bao quanh. Trong bốn cô thì duy Ngọc Hoa có tâm ý trong sáng, lòng dạ lương thuần, là bạn thanh mai trúc mã hồi thơ ấu với Quốc Toản, thì giữa hai trẻ nảy sinh tình cảm là lẽ thường. Còn ba cô gái kia, vốn sinh trưởng trong gia đình thâm nhiễm thói lưu manh dân dã. Bây giờ được cứu ra, nhưng chưa được giáo huấn đạo lý. Trong khi đó Quốc Toản đối xử quá tử tế, ba cô không biết mình, tự vượt quá địa vị. Không thể thế được. Mình phải kéo Quốc Toản ra khỏi bể ái.

Bà nhỏ nhẹ:

– Lỗi ở con tất cả. Trước hết là Ngọc Hoa. Ngọc Hoa là bạn thời thơ ấu của con. Tình yêu nảy nở là lẽ bình thường. Tình yêu này chân chính, trong sạch. Nếu con yêu Hoa, thì con nên về Cố trạch tâu với bà nội. Bà nội sẽ chính thức cưới cho con!

Quốc Toản dẫy nẩy lên:

– Cô nói sao? Con cưới vợ ư? Hồi con mới sinh, bố mẹ đã đính ước cho con với con gái cô Thanh Nga rồi. Con không có quyền cưới cô khác.

– Đúng vậy. Tục ngữ nói: nữ thập tam, nam thập lục. Năm nay con mười lăm tuổi rồi. Chuẩn bị cưới vợ là vừa!

– Nhưng con chưa muốn cưới vợ vội!

– Vậy thì con tránh gần Ngọc Hoa khi chỉ có hai người. Trong đối xử, con tỏ ra giữa ba nàng Phương với Ngọc Hoa như nhau. Còn con cô Thanh Nga, bà nội sẽ sai sứ đi Vân Nam rước con gái cô Thanh Nga về cho con.

– Con sẽ chú y tránh Ngọc Hoa. Nhưng khó quá.

– Còn ba cô Phương! Các cô cũng đã tới tuổi vu quy được rồi. Đúng ra nếu con không cứu các cô thì các cô đã tàn đời hoa, đã bị đẩy vào đường dâm ô, là đồ chơi cho bọn khả ố Tuyên phủ ty. Từ khi về đây, con đối xử với các cô ngọt ngào, thân mật quá. Cho nên cô nào cũng muốn làm chủ con. Lòng tham con người vô đáy. Việc ba cô Phương không khó. Con hãy cố giữ khoảng cách của một ông chủ đối với tỳ nữ. Khi các cô tỏ cử chỉ thân ái, con phải nghiêm nghị từ chối ngay. Mặt khác, cô thấy ba anh em họ Triệu mắt la mày lém với ba cô. Con nên tìm dịp để ba cô với anh em họ Triệu gần nhau. Ba cô hiện không có ai, nên đang muốn nắm lấy con, khi các cô có người khác thì sẽ rẽ ra con đường mới ngay. Khi con thấy các cô với anh emhọ Triệu có tình với nhau, thì con nhân danh chủ của các cô, gả các cô cho anh em họ Triệu.

Bà nhấn mạnh:

– Cô sẽ dạy ba cô Phương thuật bắt nai, khuyên ba cô bắt anh em họ Triệu.

Sáng hôm sau Quốc Toản, Quốc Kiện cùng 4 anh em họ Triệu lên đường. Sáu người trang phục như khách buôn. Con Bạch viên cỡi trên lưng một chiến mã, tay cầm côn thép theo sau.

Vì từng là bạn hồi thơ ấu, lại học văn vớinhau nên giữa Quốc Toản với Ngọc Hoa có nhiều truyện nói. Hết truyện thơ văn, đến truyện lịch sử. Nhất là truyện Tống-Mông cổ. Dọc đường hai người ruổi ngựa song song. Triệu Nhất khen:

– Anh Quốc Toản có 3 cô nữ tỳ xinh đẹp, tình tứ quá. Các cô chăm sóc anh từng ly từng tý! Phải chi tôi được một cô thì cũng an ủi.

Quốc Toản nhớ lời dặn của Hồng Liên, hầu hỏi:

–Nếu cho anh chọn thì trong ba cô, anh chọn cô nào?

Triệu Nhất trả lời không suy nghĩ:

– Cô Hồng! Cô này chu đáo nhất trong ba cô, lại có tay tiên hóa phép ra các món ăn ngon!

– Như vậy tôi xin cung kính biếu cô Hồng cho anh.

– Thực hay đùa?

– Quân tử nhất ngôn.

Quốc Toản hỏi:

– Còn anh Trung! Anh chọn cô nào?

– Cô nào tôi cũng chọn cả. Nhưng tôi thích cô Bích hơn. Cô ấy có đôi mắt ướt, trong như nước hồ thu.

– Anh khôn thực. Cô Bích nhu mì tình tứ nhất. Tôi cung kính biếu anh đấy.

Hầu cười với Hòa:

– Vậy còn cô Hoàng, đẹp nhất xin để phần anh Hòa.

Triệu Hòa cười khúc khích:

– Hai ông anh đã chọn hai cô, còn cô cuối cùng tôi không có lựa chọn nào cả.

– Nhưng cô Hoàng đẹp nhất trong ba cô đấy.

Quốc Toản nhấn mạnh:

– Chúng ta tuy còn nhỏ tuổi, nhưng các anh là tước công của Tống. Còn tôi là tước hầu của Đại việt. Các anh là giòng dõi hoàng tộc Tống, tôi là cháu nội đức Thái tông. Việc ba nàng Phương tôi không đùa dâu. Kỳ này trở về, tôi sẽ đem kiệu đưa các nàng lên Bắc cương cho các anh đấy.

Ba anh em họ Triệu thấy Quốc Toản giữ lời hứa, nói là làm thì cảm động vô cùng:

– Đa tạ Quốc Toản!

Quốc Kiện cười xòa:

– Truyện này không thể đùa đựơc. Coi chừng các anh vào Trường yên sẽ gặp nhiều giai nhân, tha hồ mà chọn. Trường yên là cố đô trái ngọt, cây lành, hoa thơm, cỏ lạ. Lại nữa biết đâu trong gần hai nghìn nghĩa quân Tống mới chạy sang, không có những thiếu nữ Hàng châu, Tô châu đẹp như tiên. Tha hồ cho ba anh chọn.

Triệu Trung cười ha hả:

– Tôi xin để Hoài Nhân chọn trước.

– Nhưng tôi nói tiếng Hoa dở quá!

Quốc Toản cười:

– Thì nói bằng tay! Trước không biết thì ta học sau! Khó gì! Khi ba anh Triệu này về Bắc cương sẽ gửi đến Hàm tử cho em một nho sĩ vùng Kinh hồ, dạy em nói tiếng Hoa, âm Hàng châu.

Ngọc Hoa cười rất tươi:

– Em có đến hai ông thầy đều xuất thân tiến sĩ, học thuật bao la. Em sẽ gửi đến Hàm tử một ông để ông dậy anh Quốc Kiện.

Sáu người đi khoảng ba giờ thì xa xa thấy một dẫy núi. Quốc Kiện chỉ núi nói:

– Kia là Côi sơn.

Nội công Quốc Toản rất cao, chợt hầu lắng nghe, rồi nói:

– Cẩn thận. Có một kị mã phi đồng chiều với chúng ta. Chắc họ có việckhẩn, mình tránh đường cho họ đi.

Sáu người cùng nhìn lại sau, quả có một kị mã đang nằm rạp trên yên con ngựa phi như bay.

Kị mã vượt qua sáu người. Ngọc Hoa nói:

– Ái à! Một người đẹp. Cô này mặc y phục gì lạ quá, không giống Hoa, chẳng giống Việt. Chắc thuộc giới võ lâm, vì lưng đeo kiếm.

Thoáng một cái kị mã đã mất hút vào chân trời. Sáu người lỏng buông tay khấu, cho ngựa vỗ móng. Khoảng một giờ thì tới khu phố chợnhà cửa khang trang, người đi lại chen chúc nhau. Quốc Kiện nói:

– Đây là ngã ba đường. Dẽ phải, là đường đi Trường yên, dẽ trái là đường đi Thiên trường. Gọi là ngã ba Tam lộ. Chúng ta nghỉ một lát, kiếm cái gì ăn đã.

Triệu Nhất chỉ vào cái túi đeo trước ngựa Quốc Toản:

– Trong cái túi kia có xôi gà, có bánh khúc, bánh dò, bánh gai của Hồng Phương. Cần gì vào quán!

Triệu Hòa ghì cương ngựa lại:

– Bánh đó để dành khi đi đường xa không có hàng quán hãy ăn. Còn tại đây có chợ, có nhiều tửu lầu. Tội gì mình không vào ăn.

Cả sáu ngừng lại trước một tửu lầu tên Côi sơn. Có hai thiếu niên chạy ra cầm cương, dắt ngựa, cột vào mấy gốc cây. Mấy thiếu nữ bán hàng rong đon đả mời:

– Mời quan khách mua bánh gai đi. Bánh gai Thiên trường thơm ngon nhất nước đi.

– Bánh dầy đậu xanh nóng đi. Mời khách quan xơi bánh dầy đậu đi nào.

– Bánh nhãn Thiên trường đi! Thơm ngon tuyệt trần! Mời quý khách mua.

– Oåi ớm thơm ngon, mời quý khách mua đi.

– Mít Thiên trường vừa thơm, vừa ngọt, mời quý khách đắt hàng cho nào!

Ngọc Hoa tò mò hỏi Quốc Kiện:

– Bánh dầy đậu là bánh gì vậy?

Cô gái bán bánh mở chiếc khăn trong cái thúng ra, bánh dầy đậu thơm nực bốc lên. Ngọc Hoa hít hà rồi nói:

– Thơm quá! Ôi có cả mùi hành, mỡ nữa. Chị cho tôi một chục bánh đi.

Triệu Trung bốc một cái bánh dầy đậu vừa ăn vừa cười:

– Chúng ta tới 6 người mà em mua có mười cái bánh thì ai ăn, ai đừng. Anh chỉ ho một cái cũng hết 10 cái.

Ngọc Hoa nói với cô bán bánh dầy đậu:

– Chị cho tôi 60 cái, gói làm 6 gói.

Cô bán bánh dầy đậu gặp món khách xộp mừng lắm:

– Em còn tất cả 70 cái. Chị mua hết cho em đi.

– Được tôi xin mua hết.

Nàng nói với cô bán bánh gai:

– Chị cho tôi 60 chiếc lớn đi.

Con Bạch Viên thấy ổi thì gãi tai, xòe tay xin. Ngọc Hoa mua cho nó một chục quả. Nó cất vào trong cái túi đeo bên cạnh.

– Kẹo Sìu châu thơm, ngon, dòn đi.

Cô bán kẹo ca:

Trèo lên ngọn núi Thiên thai,

Có hai con cọp đang nhai kẹo Sìu.

Triệu Hòa hỏi:

– Kẹo Sìu châu là kẹo gì vậy? Có phải là kẹo Triều châu không?

Quốc Kiện giải thích:

– Không phải Sìu châu là Triều châu đâu! Đây là kẹo làm bằng đỗ lạc, với mạch nha. Một đặc sản của Thiên trường. Kẹo lúc nào cũng dòn, cũng thơm.

Cô hàng kẹo bưng một đĩa mời:

– Xin quý khách nếm thử thì sẽ biết ngay mùi vị của kẹo Sìu châu!

Ngọc Hoa bốc một miếng, bỏ vào miệng. Nhai hai ba cái, nàng reo:

– Ôi ngon quá. Chị bán cho tôi năm cân đi.

Con vượn lại xòe tay xin kẹo Sìu châu. Ngọc Hoa mua cho nó một cân, rồi nàng ca:

Trèo lên ngọn núi Côi sơn,
Thấy ông vượn trắng đang ôm kẹo Sìu.(2)

Con vượn trắng hiểu được tiếng người. Nó lấy ra miếng kẹo Sìu châu, rồi nhai lốp cốp.

Quốc Kiện cười:

– Từ đây vào Trường yên mình còn nghỉ còn nhiều. Gặp hàng quà nào chị cũng mua thì e con ngựa chở không nổi.

Chủ quán thấy 6 thiếu niên, trang phục sang trọng, cỡi những con ngựa yên cương đẹp, lưng đeo kiếm thì đoán là con nhà giầu. Ông ta đon đả:

– Kính thỉnh công tử, tiểu thư lên lầu.

Con Bạch viên tung mình leo lên một cây lớn trước quán.

Ông chủ nhà hàng chỉ vào một cái bàn chưng hoa rất đẹp:

– Kỉnh thỉnh quý khách.

Hoài Nhân vương thấy thiếu nữ phi ngựa ban nãy đang ngồi một mình trước cái bàn trông ra đường thì nháy mắt ra hiệu cho mọi người. Cô đang ăn cơm với cá rán, canh rau đay. Bấy giờ Quốc Toản mới để ý đến thiếu nữ. Nàng mặc bên trong một cái váy lụa đen óng ánh, cái áo cánh mầu hoa cà. Áo khoác ngoài rất lạ. Trên bàn trước mặt nàng đặt thanh kiếm. Trên người nàng đầy nữ trang rực rỡ. Hầu kinh ngạc, vì nàng đẹp huyền ảo, như có như không.

Quốc Kiện nói nhỏ:

– Y phục cô mặc là y phục hoàng cung Chiêm. Không chừng cô là hoàng hậu, hay công chúa Chiêm đây.

Quốc Toản nói với Quốc Kiện:

– Đây thuộc vùng Thiên trường! Em là thổ công, em gọi các món ăn đi.

Quốc Kiện nói với ông chủ:

– Ông cho tôi hai đĩa cá bống mít tía kho. Ba con cua bấy (lột) rán. Hai đĩa miến lươn xào. Hai đĩa dò. Ba bát canh rau ngót nấu với cá rô. Một đĩa thịt dê rừng tái.

Quốc Kiện nói:

– Vùng núi Trường yên này có một loại dê, thân thể nhỏ, người ta nuôi thả hoang trên sườn núi. Dê chỉ ăn lá những cây không độc. Thịt thơm lắm. Aên thịt dê núi này sức khỏe được bồi bổ.

Chủ quán hỏi:

– Công tử có xơi rượu không ạ?

– Chúng tôi là Phật tử, giới tửu.

Các món ăn dọn ra.

Có hai người mới lên lầu. Một người đàn bà tuổi đã lớn, mắt lồi, béo tròn béo trục, và một thanh niên. Cả hai đeo kiếm. Người đàn bà ngực đeo hổ phù con chim ưng bạc. Người thanh niên mang hổ phù hình con chó sói bạc.

Người đàn bà thấy thiếu nữ kị mã thì cười nhạt:

– Câu-thi Lị-ha-thân Bài-ma-la (Sri Harivarman) NangTiên. Chung quy chúng ta lại tìm được mi. Đố mi chạy đâuthoát đấy. Giết người thì phải đền mạng. Mi đã giết hai thị vệ của Tuyên phủ ty. Vậy mi hãy ngoan ngoãn chịu trói về để Tuyên úy sứ phát lạc.

Nói rồi cả hai chia nhau ngồi hai bên Nang Tiên.

Quốc Kiện nói sẽ:

– Hai người mới lên là nhân viên của Tuyên phủ ty Nguyên. Từ khi bọn Tuyên phủ ty sang Thăng long, chúng mang theo một số viên chức, lại tuyển người Việt làm việc với chúng. Những đứa đeo hình con sói bạc thì cấp bậc là Thập phu. Những đứa đeo hổ phù hình con chó sói vàng thì cấp bậc là bách phu. Những đứa đeo hổ phù hình con chim ưng bạc thì cấp bậc là thiên phu. Những đứa đeo hổ phù hình con chim ưng vàng thì cấp bậc là vạn phu. Còn những đứa đeo hổ phù hình con cọp là cấp Tả thừa hành tỉnh. Những đứa đeo hổ phù hình mặt trời bạc là Tham tri chính sự. Những đứa đeo hổ phù hình mặt trời vàng là Tuyên phủ chánh sứ.

Ngọc Hoa hỏi lại:

– Vậy mụ béo kia là Thiên phu trưởng. Còn gã thanh niên là Bách phu trưởng phải không?

– Đúng vậy.

Vương nhìn thiếu nữ:

– Nàng này là người Chiêm, thuộc giòng quý tộc Câu-thi Lị-ha-thân Bài-ma-la của triều Chiêm tên là Nang Tiên. Bọn Tuyên phủ ty hống hách vô cùng. Chúng tự coi như một triều đình Nguyên tại nước mình: nào tuyển quan lại, nào tổ chức Khu mật viện. Triều đình phải nín nhịn chúng. Cô này dám giết 2thị vệ Tuyên phủ ty, thì cô ta không vừa đâu!

Gã thanh niên cười đểu dả:

– Thôi, mi hãy chịu trói đi thôi.

Thiếu nữ vẫn thản nhiên ăn, như không coi hai người ra gì.

Gã thanh niên vung tay chụp thiếu nữ. Quốc Kiện cầm chiếc đũa phóng về trước. Chiếc đũa trúng huyệt thiên tông gã thanh niên, khiến người y tê liệt, trong tư thế tay dơ về trước.

Nang Tiên hướng Quốc Kiện nghiêng mình chào:

– Đa tạ nhã lượng quân tử ra tay cứu giúp.

Giọng nói thanh tao, nhẹ nhàng nhưgió thoảng.

Nói rồi nàng cầm kiếmkhoan thai xuống lầu. Người đàn bà vỗ lên vai gã con trai một cái. Huyệt được giải.Gã thanh niên chỉ vào mặt Hoài Nhân vương:

– Chúng ta đang có truyện giải quyết với nhau. Chúng ta thuộc Tuyên phủ ty Thiên quốc, các người muốn yên thân thì đừng can thiệp vào.

Quốc Kiện nói ngang:

– Ta là con dân Đại việt. Ta không cần biết đến bọn mọi rợ Thát đát. Bọn mi làm tôi mọi, làm chó săn cho bọn Thát đát mà không biết nhục, còn lên mặt!

Gã con trai quát:

– Câm mõm bọn Nam man của mi lại.

Nói rồi y phát một hổ trảo chụp Quốc Kiện. Tay y vung ra thì Ngọc Hoa cầm quả chanh ném vào mặt y. Quả chanh chui tọt vào miệng, làm y chảy nước mắt. Y chửi tục:

– Con tiện tỳ! Mi không muốn sống ư?

Nói rồi y rút kiếm xả một chiêu, định xẻ Ngọc Hoa làm hai. Ngọc Hoa búng tay một cái vào sống kiếm. Thanh kiếm rơi xuống sàn. Thuận tay nàngchụp bát canh rau ngót lên đầu y, rồi nhét vào miệng y cái đùi gà. Quốc Kiện thấy vui vui, hầu điểm huyệt y. Người y cứng đơ.

Thực khách trên lầu đông đến 50 người. Họ cùng ngừng ăn xem một trò chơi náo nhiệt.

Mụ đàn bà rút kiếm thúc một chiêu vào ngực Ngọc Hoa. Miệng mụ chửi:

– Bọn mi là ai, tự nhiên can thiệp vào truyện của Tuyên phủ ty chúng ta. Mi có qùy gối xin lỗi con ta không? Bằng không ta nhả nội lực thì mi tàn đời.

Triệu Hòa tung ra hai cái đũavéo, véo, thanh kiếm trên tay mụ bị văng ra xa. Người mụ khụy xuống như quì gối trước Ngọc Hoa.

Quốc Toản nói với Quốc Kiện:

– Dù gì mình cũng là vương, là hầu, không nên ỷ vào võ công gây hấn với bọn Tuyên phủ ty, trong khi mình chưa biết nội vụ ra sao.

Hầu nói với mụ đàn bà:

– Xin lỗi phu nhân. Chúng tôi là khách qua đường, thấy phu nhân với công tử uy hiếp một thiếu nữ thì ra tay cứu trợ. Thế nhưng công tử định xẻ đôi cô em tôi ra, nên chúng tôi phải tự vệ.

Nói tồi hầu giải huyệt cho mẹ con mụ. Mụ đàn bà với đứa con trai nhặt kiếm đuổi theo Nang Tiên. Mụ chụp vai Nang Tiên. Nang Tiên trầm người xuống tránh. Gã đàn ông cười khì:

– Nang Tiên, người chạy đâu cho thoát khỏi tay ta?

Chú giải

(1). Như vậy ấp phong Hàm tử là nơi mở trường mẩu giáo mầm non đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu là tổ của trường mẫu giáo Việt nam.

Khi viết đến đây, đọcc gia phả các chi, các phái của họ Trần. Tôi đã bỏ ra một số tiền nhỏ, trên một tỷ đồng Việt Nam,xây 2 trường Mầm non tại quê tôi, để giữ trẻ, cho mẹ chúng đi làm, giúp cho xảthêm phồn thịnh.

(2) Ngày nay (2008) du khách đi trên quốc lộ 1, khi qua ngã ba Nam định, Ninh bình, cũng sẽ gặp người địa phương bán bánh gai,bánh dầy đậu xanh, bánh nhãn, trái cây với 4 loại chuối, ồỉ, mít, na (mãng cầu). Chuối quả nhỏ thơm, rọi là chuối Ngự.

Đây là những sản phẩm địa phương, truyền thống hơn nghìn năm vẫn còn. Bánh gai, bánh dầy đậu, kẹo Sìu châu Nam định giữ nguyên hương vị thơm như xưa.

Nhưng kẹo Sìu châu chỉ bán tại các cửa hiệu bánh kẹo trong thành phố. Tại Paris, trong mấy siêu thị Việt Nam ở quận 13 cũng có bán thứ kẹo truyền thống hơn nghìn năm của tộc Việt này. Người ta mua, ăn thấy thơm, ngọt nhẹ nhàng. Nhưng không ai biết rõ kẹo này có truyền thống trên nghìn năm.

Nếu du khách quá bộ vảo thành phố Nam định, sẽ gặp ba khu bán bánh gai, kẹo Sìu châu là:

– Con đường ngoại ô từ thành phố Nam định đi Hà nội có dẫy phố dài tới hơn 3 cây số, và con đường từ thành phố Nam định ra bến đò Tân đệ đi Thái bình. Hai bên phố có hằng trăm cửa hàng bán bánh gai, kẹo Sìu châu.

– Khu thứ ba nằm tại trung ương thành phố, trên đường Trần Hưng Đạo, đoạn cuối, ra bến Đò quan, có hằng trăm cửa hàng bán bánh gai.

– Nam định còn một loại chuối trái nhỏ, gọi là chuối Ngự. Trông bề ngoài giống loại chuối ở miền Nam, miền Trung gọi là chuối Cao. Nhưng chuối Cao thì không có hương thơm. Còn chuối Ngự thì có hương thơm ngát. Ngày nay muốn mua chuối Ngự thì khắp các huyện Nam định đều có. Ngưới mua không sợ bị chuối giả. Vì chỉ cần đưa lên mũi ngửi là thấy hương thơm. Dường như trời ưu ái ban cho thổ ngơi Nam định, nên giống chuối này trồng tại các tỉnh lân cận như Thái bình, Ninh bình thì không có mùi thơm dặc biệt.

Không biết trước kia gọi là chuối gì. Chỉ biết vào triều Nguyễn (1802-1945) hằng năm vào dịp lễ, tết, Tổng đốc Nam định thường thu mua những buồng chuối ngon, sai ngựa trạm đem vào Huế dâng cho vua. Nên chuối này gọi là chuối Ngự. Tức chuối vua ăn.

—-> Hồi thứ 97

This entry was posted in 10- ANH HÙNG ĐÔNG-A, GƯƠM THIÊNG HÀM TỬ. Bookmark the permalink.